Du học Mỹ cần gì?

Tổng quan Du học Mỹ | DU HỌC MỸ

Du học Mỹ cần gì?

27/04/2016 3751 Lượt xem
Du học Mỹ là mơ ước của nhiều bạn học sinh sinh viên và số lượng các bạn lựa chọn Mỹ là quốc gia sẽ du học ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, để hiện thực hoá ước mơ đó của mình thì các bạn cần có những gì? Nam Phong sẽ chia sẻ với các bạn du học sinh những điều cần quan tâm khi lựa chọn quốc gia này trong bài viết dưới đây.

Muốn du học ở Mỹ, có 2 vấn đề có tầm quan trọng như nhau mà bạn cần phải quan tâm: Năng lực học tập và Tài chính.

I.Năng lực học tập

1. Yêu cầu đầu vào

Khi quyết định đi du học, chắc chắn bạn sẽ lựa chọn ngành và trường mà mình muốn theo học. Tùy vào điều kiện đầu vào mỗi trường sẽ yêu cầu khác nhau.

Các trường Trung học Phổ thông ở Mỹ không yêu cầu điều kiện về Tiếng Anh nhưng kết quả học tập của bạn phải đạt mức GPA>8.0 ở trường Trung học bạn đã từng theo học

Thường các trường Đại học ở Mỹ yêu cầu đối với chương trình Đại học các điều kiện sau:

Điểm GPA tốt nghiệp trường THPT

Nếu bạn không theo học một trong các chương trình nâng cao như AP hoặc IB thì bạn cần đạt điểm GPA loại khá giỏi (7.0 trở lên) từ một trường phổ thông được công nhận và điểm càng cao thì cơ hội học bổng càng được đảm bảo.

SAT/ACT

Đặc trưng của các trường Đại học ở Mỹ là hầu hết các trường, các ngành đều yêu cầu có điểm của bài thi SAT hoặc ACT.

ACT (American College Testing) và SAT (Scholastic Assessment Test) đều là các kỳ thi chuẩn hóa mà học sinh trung học phổ thông phải tham dự như một phần trong quá trình thi tuyển để bước vào cánh cửa đại học tại các trường cao đẳng, đại học ở Mỹ. ACT và SAT tương đồng về độ khó. Nhưng SAT kiểm tra khả năng suy đoán và lý luận của bạn; còn ACT quan tâm đến những kiến thức bạn đã có được ở trung học.

 

Du hoc My can gi_mot so truong dai hoc My bo yeu cau SAT_ACT

 

Phân loại:

SAT Reasoning(SAT I)

  • Bao gồm 10 phần: trong đó có 9 phần tính điểm chia đều cho 3 phần chính (Toán, Đọc hiểu, Viết). Phần còn lại không tính điểm chỉ dùng để chuẩn hóa bài thi SAT và không được báo trước (có thể rơi vào 1 trong 3 phần Toán, Đọc hiểu hoặc Viết)
    • Thang điểm: 200 – 800 điểm/phần thi
    • Tổng điểm: 600 – 2400 điểm
    • Thời gian thi: 3 tiếng 45 phút.

SAT Subject Test(SAT II)

  • Là phần thi riêng biệt cho từng môn. Tùy từng trường, tùy từng ngành học mà bạn được yêu cầu phải thi môn nào nhưng thường thi bạn có thể tùy chọn 3 môn trong số các môn thi sau:
    • Tiếng Anh: Văn học
    • Lịch sử: Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới
    • Toán (Toán 1, Toán 2)
    • Các môn khoa học khác: Sinh , Hóa, Lý
    • Ngoại ngữ: tiếng Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hebrew (Do Thái) hiện đại, Ý, Latinh, Nhật, Hàn.
    • Thang điểm: 200 -800 điểm/ phần thi
    • Hình thức thi: Tất cả đều trắc nghiệm ngoại trừ một số môn đặc biệt có những cách thi riêng như Sinh học hoặc các môn ngoại ngữ (phần thi nghe), Toán.
    • Thời gian:60 phút/môn. Tổng thời gian 3 tiếng 20 phút

SAT thường được tổ chức 6 lần trong một năm, vào những tháng như 10, 11, 12, 1, 5 và 6 

 

Du hoc My can gi_SAT

 

Bài thi ACT

Bao gồm các môn học Anh văn, Toán, Đọc hiểu, và Khoa học. Bài kiểm tra bao gồm 215 câu hỏi trắc nghiệm. Bài thi cần khoảng 3 tiếng 30 phút để hoàn thành, hoặc hơn 4 tiếng một chút nếu thí sinh làm thêm bài thi viết. Có nghỉ giải lao giữa giờ thi. Thời gian làm bài thi không tính giờ nghỉ là 2 tiếng 55 phút, hoặc 3 tiếng 25 phút nếu thí sinh tham dự bài thi viết. Điểm số cao nhất của ACT là 36.

 


Đọc thêm:     Các thuật ngữ du học Mỹ

Nên luyện thi SAT hay ACT khi lựa chọn du học Mỹ?


 

TOEFL/IELTS

Đối với những học sinh mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính thì các trường Đại học sẽ yêu cầu các chứng chỉ về tiếng Anh như TOEFL hoặc IELTS. Nếu học sinh đã từng học tại một trường trung học nói tiếng Anh tại Mỹ hoặc một trường trung học phổ thông được công nhận thì có thể được miễn điều kiện này.

 

Du hoc My can gi_English

 

Thông thường, kỳ thi IETLS thường phổ biến hơn tại Anh và Châu Âu trong khi TOEFL được công nhận rộng rãi tại Mỹ. Tuy vậy, ngày nay hầu hết các trường đại học đều chấp nhận cả 2 chứng chỉ, dù bạn học ở Anh hay Mỹ. Vì vậy việc lựa chọn IELTS hay TOEFL tùy thuộc vào lựa chọn của bạn. IELTS phổ biến hơn với học sinh Việt Nam.

Kỳ thi IELTS sử dụng hình thức thi trên giấy vì cho rằng điều này giống cách học của sinh viên trong môi trường đại học. Do đó IELTS có thể đánh giá chính xác vốn tiếng Anh trong môi trường học thuật thực sự. Còn TOEFL không chỉ tổ chức kỳ thi giấy mà còn thi qua mạng (thi trên máy) với mong muốn các sinh viên quốc tế cũng có thể tham dự.

 

Du hoc My can gi_IELTS

Thường TOEFL iBT yêu cầu trong khoảng 70-80 điểm hay đối với TOEFL PBT thì các trường đại học đều yêu cầu thang điểm từ 500 đến 550. Còn chương trình cao học thì mức điểm thường là từ 550 đến 600. Nếu bạn sử dụng IELTS, bạn cần có điểm IELTS 6.0 để học đại học và IELTS 6.5 để học thạc sỹ. Những ngành như Nursing, Engineering, Law,… ở một vài trường yêu cầu lên đến IELTS 7.0 trung bình hoặc ở một band nào đó như Speaking hoặc Writing. Một số trường cũng chấp nhận bạn nếu bạn vẫn chưa lấy bằng tuy nhiên nó yêu cầu bạn phải tham gia vào kỳ thi tiếng anh đầu vào của trường hoặc tham gia khóa học tiếng anh do trường tổ chức.

Đối với các chương trình sau Đại học các trường thường yêu cầu thêm các kỳ thi tùy vào ngành mà bạn chọn như sau:

GRE 

  • Graduate Record Examination General Test (Bài Thi GRE Chung)

Điểm thi GRE là yêu cầu của các chương trình cao học không phải kinh doanh. Bài thi này bao gồm 3 phần: Toán, đọc hiểu và phân tích logic. Điểm thi này đặc biệt quan trọng nếu như bạn có kế hoạch xin học bổng.

  • Graduate Record Examination Subject Test (Bài Thi GRE Theo Chuyên Ngành)

Chỉ có một vài chương trình cao học yêu cầu sinh viên phải thi bài thi này và thường chỉ trong chuyên ngành chính của sinh viên. Bài thi có cho 16 ngành khác nhau.

GMAT 

Graduate Management Admission Test. Hầu hết các chương trình đào tạo thạc sỹ hay tiến sỹ ngành kinh tế đều yêu cầu điểm thi bài này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, toán và phân tích, suy luận.

 

Du hoc My can gi_Ho so du hoc

 

2. I-20

I-20 là thư nhập học, hay còn được hiểu đó là giấy báo trúng tuyển vào trường mà bạn đã nộp đơn để xin du học. Để có thể nhận được thư mời từ các trường của Mỹ, các bạn không chỉ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tuyển sinh riêng của từng trường mà còn phỏng vấn trực tiếp với đại diện trường trước khi được quyết định có nhận được I-20 hay không. Chính vì vậy các em cần phải chuẩn bị đầy đủ thông tin và một tâm lí vững vàng, tự tin để vượt qua vòng phỏng vấn này.

I-20 là giấy tờ quan trọng bên cạnh Visa đảm bảo cho việc nhập học của bạn tại Mỹ. Bạn nhớ lưu ý là phải ký tên trước khi nộp I-20 vào Lãnh sự quán để làm thủ tục xin Visa, chữ ký của bạn có ý nghĩa như chấp nhận những yêu cầu và luật lệ của trường bạn xin học và đồng thời cũng là sự cho phép trường đó cung cấp các thông tin cần thiết của bạn cho sở di trú.

Cần phải lưu ý là cũng như Visa, I-20 khá quan trọng, bạn cần giữ nó cẩn thận nhớ trình I-20 cho trường trước ngày nhập học. Bất cứ khi nào đi du lịch khỏi nước Mỹ, lúc trở về Mỹ bạn cũng cần phải trình diện giấy I-20 này

II. Khả năng tài chính

Đi du học Mỹ không phải là một việc dễ dàng ngoài các thủ tục giấy tờ, yêu cầu của các trường thì còn một vấn đề khó khăn nữa là tài chính. Đây là một vấn đề rất quan trọng cần cân nhắc chu đáo trong một quảng thời gian dài nếu không quá trình du học của bạn tại một đất nước mới nói chung và tại Mỹ nói riêng sẽ rất vất vả.

Một khi bạn có ý định du học Mỹ, đầu tiên bạn cần có một kế hoạch chi tiết cho toàn bộ quá trình học tập khi đi du học ở Mỹ như học phí, chi phí sinh hoạt, sách vở, đi lại, chỗ ở. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở các vùng khác nhau cũng khác nhau. Nhìn chung, chi phí trung bình thực tế cho một năm học đại học là 17,000 USD – 50,000 USD. Học phí hằng năm sẽ tăng dự kiến khoảng 5% phụ thuộc vào chính sách của trường và Chính phủ.

 

Du hoc My can gi_Kha nang tai chinh

 

Đó chỉ mới là những chi phí trong khoảng thời gian đi học ở Mỹ, ngoài ra trước đó, mỗi gia đình phải đảm bảo chứng minh thu nhập cũng như tài sản sẵn có của gia đình trong ngân hàng hoặc những nơi lưu trữ hợp pháp khác. Tùy vào mức học phí của từng trường mà bạn đăng ký vào thì yêu cầu tài chính của bạn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung,  các trường đều yêu cầu mức dư tài khoản trong ngân hàng của gia đình bạn phải lớn hơn học phí và sinh hoạt phí cho 1 đến 2 năm ở Mỹ. Đây là yêu cầu bắt buộc để họ có thể tin được khả năng chi trả của gia đình bạn.  

Bên cạnh đó, thu nhập hàng tháng (hoặc hàng năm, tùy theo cách xét) của bố mẹ hoặc người đỡ đầu phải ở một hạn mức chấp nhận được để có thể đảm bảo cho việc chi trả học phí cho bạn trong suốt thời gian bạn học tập ở Mỹ. Lưu ý với các bậc phụ huynh là ở Việt Nam có nhiều gia đình với hình thức buôn bán tiểu thương ít khi dùng đến giấy tờ sổ sách, thiếu hóa đơn thanh toán và thông tin chuyển khoản qua Ngân hàng nên có ít bằng chứng để chứng minh tài chính dù thu nhập có đủ để đáp ứng các chi phí du học.

Để chống các vấn nạn về tài chính (rửa tiền,…) các nước hiện nay thắt chặt hơn việc xét Visa du học gây khá nhiều khó khăn cho các gia đình học sinh. Chính vì vậy mà lời khuyên dành cho các bạn du học sinh và cả các bậc phụ huynh có ý muốn đi du học Mỹ là hãy sớm chuẩn bị các giấy tờ có thể chứng thực khả năng tài chính của mình.

III. Tâm lý của du học sinh

 

Du hoc My can gi_Tam ly

 

Ngoài 2 yếu tố quan trọng trên thì các bạn học sinh lần đầu tiên đi du học cũng nên chuẩn bị tốt tâm lý và sẵn sàng vượt qua thử thách ở miền đất mới. Du học Mỹ là một quá trình không hề ngắn và đơn giản bắt đầu kể từ bước chuẩn bị hồ sơ, phỏng vấn xin visa cho đến khi sang đến ngôi trường mà bạn mơ ước. Đây là cả một chặng đường gian nan và đòi hỏi sự kiên trì. Ngay cả khi bạn đã được nhận thư mời nhập học và visa, bạn vẫn có thể sẽ cảm thấy cô đơn và nhớ nhà trong thời gian đầu nhập học.Khi đã làm quen với bạn học và môi trường mới, du học Mỹ sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

 

Kate Nguyen