Hệ thống giáo dục New Zealand - Tổng quan các bậc học - Điều kiện đầu vào

Tổng quan du học New Zealand

Hệ thống giáo dục New Zealand - Tổng quan các bậc học - Điều kiện đầu vào

01/10/2016 3675 Lượt xem
Hệ thống giáo dục của New Zealand được xây dựng dựa trên hệ thống giáo dục của Anh và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

MỤC LỤC

Các loại hình trường - cao đẳng - đại học tại New Zealand

1. Trường đại học công lập tại New Zealand

2. Học viện kỹ thuật và bách khoa (ITPs)

3. Trung tâm đào tạo và cao đẳng tư thục (PTEs) 

4. Học tiếng Anh tại New Zealand

Khung bằng cấp tại New Zealand 

Thạc sỹ

Postgraduate Diploma

Graduate Diploma Level 7

Bachelor Cử nhân Level 7

Diploma Level 5 - 6

Certificate Level 4 - 5

THPT

THCS

Tiểu học

Mẫu giáo

Hệ thống giáo dục New Zealand được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ và minh bạch của chính phủ. Các trường học, cơ sở giáo dục phải đăng ký nội dung giảng dạy, các chương trình giảng dạy và chứng minh được năng lực để có tên trong danh sách của hệ thống giáo dục NZ. Bộ giáo dục cũng yêu cầu các trường phải tuân theo tiêu chuẩn giảng dạy để đạt được chất lượng tốt nhất.

Tất cả giáo viên bắt buộc phải đăng ký với Hội đồng giáo viên New Zealand và được xét duyệt với các tiêu chuẩn khắt khe mới được phép giảng dạy.

I. CÁC LOẠI HÌNH TRƯỜNG TẠI NEW ZEALAND

New Zealand có 8 trường đại học công lập, 16 Học viện kỹ thuật bách khoa (ITPs), gọi chung là Viện kỹ năng và công nghệ New Zealand. Ngoài ra còn có hơn 700  trường cao đẳng tư thục (PTEs) bao gồm cả các trung tâm tiếng Anh. 

1. Đại học công lập ở New Zealand:

Nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất trên Thế Giới. Trường đại học công lập dành cho các sinh viên mong muốn được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. 

Trường đại học công lập cung cấp các chương trình học từ bậc đại học, sau đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Điểm đặc biệt trong phương pháp giảng dạy của đại học công lập là định hướng nghiên cứu và học thuật chứ không có các chương trình dạy nghề. Tuy ít trường nhưng lại rất chất lượng, New Zealand có 7 trong tổng số 8 trường được QS Ranking xếp hạng thuộc top 100 Thế giới.

Danh sách 8 trường đại học gồm có:

  • Đại học Công nghệ Auckland AUT (Auckland University of Technology)
  • Đại học Massey
  • Đại học Auckland
  • Đại học Wellington of Victoria
  • Đại học Waikato
  • Đại học Canterbury
  • Đại học Otago
  • Đai học Lincoln

Vậy ai nên học trường Đại học công lập tại New Zealand?

- Có năng lực học tập tốt, từ 7.5 trở lên

- Định hướng được đào tạo bài bản, bắt đầu với các môn cơ bản và sau đó đi sâu vào chuyên ngành

- Có khả năng chi trả vì học phí của các trường đại học công lập rất cao

Đặc biệt: xác định có thể phải học 1 năm dự bị đại học để vào trường.

 2. Học viện kỹ thuật và bách khoa (ITPs)

Có 16 học viện kỹ thuật và bách khoa với nhiều ngành học đa dạng. Nhìn chung, các học viện thường có quy mô nhỏ hơn trường đại học nhưng lại có thể đào tạo đa dạng bậc học, từ Certificate, Diploma đến Foundation, Đại học và Thạc sỹ.

Người ta sử dụng thuật ngữ Work – Based learning để nói về các chương trình học được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế của ngành nghề. Những ngành thế mạnh của New Zealand là Nông nghiệp, Quản trị kinh doanh, IT và Điều dưỡng.

Từ ngày 01/04/2020, 16 Học viện của New Zealand tập hợp dưới một tổ chức chung lấy tên là Học viện kỹ năng và kỹ thuật New Zealand (NZIST), nhằm mang đến sự đồng đều trong các chương trình đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia.

16 trường ITPs tại New Zealand:

Ara Institute of Canterbury (ARA)* Otago Polytechnic*
Eastern Institute of Technology * Manukau Institute of Technology*
Southern Institute of Technology, Invercargill Tai Poutini Polytechnic, Auckland
Nelson Marlborough Institute of Technology Open Polytechnic of New Zealand, Wellington
Northland Polytechnic Unitec Institute of Technology, Auckland
Universal College of Learning, Palmerston Waikato Institute of Technology, Hamilton
Wellington Institute of Technology, Wellington Toi Ohomai Institute of Technology, Rotorua
Whitireia New Zealand, Wellington Universal College of Learning, Palmerston

>>Top những trường ITPs tại New Zealand

3. Cao đẳng tư thục (PTEs)

Có khoảng hơn 700 trường cao đẳng tư thục ở New Zealand. Các ngành học và cấp độ cũng rất đa dạng giúp giảm tải cho các trường đại học và trường công ở New Zealand.

Sĩ số lớp nhỏ tại các PTEs giúp sinh viên có khả năng tiếp thu và có cơ hội thể hiện bản thân tốt hơn.

Tập trung các ngành: Kinh doanh Công nghệ, Hàng không, Du lịch, Nhà hàng khách sạn, Thiết kế đồ hoạ hoạt hình và game.

4. Học tiếng Anh tại New Zealand

Các khoá học phổ biến: CEA, Tiếng anh theo ngành (tiếng anh du lịch, tiếng anh kỹ thuật hay tiếng anh thương mại…), Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh học thuật (Chuẩn bị cho chương trình học đại học), Luyện thi TOEFL, IELTS, Tiếng Anh kết hợp thực tập.

 

KHUNG BẰNG CẤP TẠI NEW ZEALAND

Tại sao bạn cần hiểu về khung bằng cấp New Zealand?

New Zealand sử dụng khung 10 bậc để chuẩn hóa các bằng cấp và chứng chỉ. Từ đó là căn cứ để xét tuyển việc làm, visa, định cư.

Ví dụ: đối với bằng cấp level 7 (đại học) thì yêu cầu đầu vào phải có bằng tốt nghiệp tương đương NCEA của New Zealand, học sinh sẽ phải học 360 tín chỉ (3 năm) từ level 5 đến level 7. Vậy nên, sinh viên bất kể học bằng level 7 của ITPs hay Đại học thì phải hoàn tất số tín chỉ tương đương, và có cơ hội ngang nhau khi đi làm.

Khung bằng cấp New Zealand thể hiện trên biểu đồ

Chi tiết về từng cấp bậc

THẠC SỸ (Level 9 NZQA)

Có 2 loại hình học thạc sỹ là thạc sỹ nghiên cứu và thạc sỹ khóa học.

Thạc sỹ nghiên cứu: Dành cho các sinh viên có định hướng học sâu về chuyên ngành đã chọn

Thạc sỹ khóa học: Mục tiêu để phát triển kỹ năng và kiến thức cho nghề nghiệp

Thạc sỹ nghiên cứu

Thạc sỹ khóa học

Định hướng học chuyên sâu, nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể

Định hướng đi làm, cần chứng chỉ, cần kiến thức cho công việc

Làm việc chặt chẽ với các chuyên gia, giáo viên trên một đề tài nghiên cứu mở rộng

Học theo các khóa học, các môn học cụ thể

Nhiều cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm trong lĩnh vực công việc mà mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp

Được phép làm việc toàn thời gian

Được phép làm việc bán thời gian trong khóa học và toàn thời gian trong kì nghỉ

Tối thiểu 2 năm học

Nhiều chương trình fast track chỉ mất 18 tháng để tốt nghiệp.

Lợi thế khi du học thạc sỹ tại New Zealand:

  • Vợ/ chồng có thể xin visa đi làm tại New Zealand.
  • Con của người đi học thạc sỹ có thể trả học phí theo học phí của học sinh New Zealand
  • Được phép ở lại tối đa 3 năm sau khi tốt nghiệp thạc sỹ để đi làm.

POSTGRADUATE DIPLOMA (Level 8 NZQA)

Sinh viên có thể chọn học chương trình Postgraduate Diploma 1 năm để được đến 3 năm ở lại sau tốt nghiệp.

New Zealand

Canada

Úc

Bẳng cử nhân, Level 7 trở lên

Không yêu cầu số năm tối thiểu học tập tại New Zealand

Từ bậc cao đẳng trở lên

Học tối thiểu 2 năm

Từ bậc đại học trở lên

Học tối thiểu 2 năm

Tối đa 3 năm ở lại

Tối đa 3 năm ở lại

Từ 2 – 4 năm ở lại

 

Điều kiện đầu vào

Có bằng đại học New Zealand hoặc tương đương

Đầu ra

Học sinh có thể học lên bậc

Thời lượng học

1 năm

Số tín chỉ

120 tín chỉ

GRADUATE DIPLOMA (LEVEL 7 NZQA) 

Điều kiện đầu vào

Có bằng đại học New Zealand hoặc tương đương

Đầu ra

Học sinh có thể học lên bậc

Thời lượng học

1 năm

Số tín chỉ

120 tín chỉ

CỬ NHÂN (LEVEL 7 NZQA)

Cử nhân tại New Zealand cũng có những điểm tương đồng với Úc.

  • Bậc cử nhân kéo dài 3 năm
  • Yêu cầu sinh viên quốc tế phải học năm Foundation hoặc đã học tối thiểu 1 năm bậc đại học/ cao đẳng
  • Có bằng cử nhân danh dự (là năm thứ 4 sau khi học sinh hoàn tất 3 năm cử nhân)

Điều kiện đầu vào

 Bằng tốt nghiệp PTTH NCEA Level 3 hoặc tương đương

Đầu ra

Học sinh có thể học thêm lên thạc sỹ hoặc đi làm

Thời lượng học

3 năm

Số tín chỉ

360 tín chỉ

DIPLOMA (LEVEL 5 – 6 NZQA)

Diploma Level 6:

Điều kiện đầu vào

Học hết lớp 12 của New Zealand hoặc tương đươg. IELTS 6.0 không kỹ năng nào < 5.5

Đầu ra

Học sinh có thể học tiếp lên bậc cử nhân Level 7

Thời lượng học

1 năm

Số tín chỉ 120 tín chỉ

 

Diploma Level 5:

Điều kiện đầu vào

Học hết lớp 12/13 ở New Zealand hoặc tương đương

Đầu ra

Học sinh có thể học tiếp lên Diploma level 6

Thời lượng học

1 năm

Số tín chỉ

120 tín chỉ

 

Certificate Level 4 – Certificate level 5

Điều kiện đầu vào

Học hết lớp 11 ở New Zealand hoặc tương đương

Đầu ra

Học sinh có thể học tiếp lên Diploma level 5 hoặc level 6

Thời lượng học

12 tuần

Số tín chỉ

40 tín chỉ

 

CẤP 3 - THPT - NCEA LEVEL 1 - 3

Học sinh từ 13 – 18 tuổi tương đương lớp 9 đến lớp 13 – Level 1 – 3 thuộc NZQA

Theo kết quả PISA gần nhất, 8% học sinh tại New Zealand đạt top đầu thế giới, gấp đôi chỉ số OECD trung bình. Điểm số PISA 2 môn toán và văn học của học sinh New Zealand thuộc top cao nhất toàn thế giới. New Zealand luôn tự hào là một trong những đất nước có nền giáo dục cấp 3 chất lượng cao, và kết quả trên là một minh chứng rất rõ.

Thực tế thì học sinh Việt Nam thường đi học ở bậc học cấp 3, từ lớp 9 đến lớp 11, sang New Zealand hoàn tất các năm còn lại. Do học sinh New Zealand đi học từ năm 5 tuổi, nên hệ thống giáo dục cấp trường có 13 lớp. Học sinh lớp 10 tại NZ sẽ được nhận vào lớp 11 và bắt đầu học chương trình NCEA Level 1.

Học sinh học hết lớp 9 ở Việt Nam (tương đương lớp 10 ở New Zealand) có thể vào học chương trình lớp 11 ở New Zealand. Tương tự với lớp 8 trở xuống.

Học sinh phải học hết 3 năm 11 - 13 để được bằng NCEA Level 3.

Tuy nhiên, các trường sẽ yêu cầu học sinh phải gửi bảng điểm để xét duyệt năng lực học tập xem có khả năng vào được trình độ như trên hay không.

New Zealand có 3 dạng trường cấp 3:

  • Trường của bang (85% học sinh bản xứ học tại đây)
  • Trường tích hợp: là các trường của nhà nước, nhưng được điều hành bởi một đạo giáo hoặc có phương pháp giảng dạy riêng
  • Trường tư thục

Học sinh cấp 3 (tại New Zealand gọi là Secondary Schools) sẽ học để lấy chứng chỉ NCEA (National Certificate of Educational Achievement). Chứng chỉ bằng cấp cho học sinh cấp 3 của New Zealand được công nhận trên toàn thế giới và dễ dàng trong việc chuyển đổi giúp học sinh có được sự linh hoạt cho các chương trình học sau này.Ngoài ra một số trường sẽ có đào tạo các chương trình Cambridge hoặc IB.

Intermediate School - THCS (11 – 12 tuổi tương đương lớp 7 – lớp 8)

Đây là bậc học nối giữa Primary School (tiểu học) và Secondary School (THPT), thường thì sẽ có một số trường tiểu học sẽ có luôn bậc học này, hoặc học sinh có thể lựa chọn học tại các trường cấp 2 riêng biệt.

Primary School ( 5 – 10 tuổi tương đương lớp 1 – lớp 6)

Các môn được học là tiếng Anh, nghệ thuật, sức khỏe, giáo dục thể chất, ngôn ngữ, toán, khoa học, xã hội học, và công nghệ.

Mẫu giáo (0 – 5 tuổi)

Hiện tại New Zealand có 4000 cơ sở giáo dục mầm non được cấp phép hoạt động.

 

Mindy N

TẠI SAO CHỌN DU HỌC NEW ZEALAND VỚI NAM PHONG

  1. Là đối tác trực tiếp của các trường Công lập và Tư thục tại New Zealand
  2. Tuyển chọn trường đối tác Các Trường đối tác được lựa chọn kỹ với những đoàn thăm quan, kiểm chứng môi trường học tập thực tế của trường – do chính các chuyên gia Nam Phong trực tiếp thực hiện
  3. Trọn gói tư vấn chuyên sâu và làm hồ sơ du học New Zealand
  4. Chọn Trường phù hợp nhất với học lực, tính cách học sinh cũng như tài chính gia đình
  5. Tối ưu lộ trình học tập, nghề nghiệp với những chuyên gia trong nghề, số liệu ngành, nhu cầu xu hướng xã hội với các công cụ chuyên sâu – Học sinh Nam Phong dẫn đầu xu hướng
  6. Nguồn thông tin học bổng nhiều và đa dạng học sinh chỉ còn việc lựa chọn và phấn đấu
  7. Visa thành công Khảo sát hồ sơ học sinh, năng lực tài chính gia đình – Truyền đạt kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ visa.
  8. Kết nối cộng đồng du học sinh và chuyên gia – Hướng dẫn trước khi du học, kết nối cựu sinh viên, các thầy cô giáo, chuyên gia trong nghề tại nước du học – Học sinh Nam Phong sẵn sàng hành trang, rộng mở tương lai

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC NEW ZEALAND

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 090 17 34 288

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388

Email: contact@duhocnamphong.vn