Du học Mỹ ngành công nghệ nano (nano technology)

Du học Mỹ theo ngành

Du học Mỹ ngành công nghệ nano (nano technology)

16/05/2016 4881 Lượt xem
Công nghệ nano là ngành học mới và xu hướng trong tương lại gần. Du học Mỹ ngành công nghệ nano chắc chắn là một sự lựa chọn tốt nếu bạn đủ năng lực và điều kiện để học tập

Công nghệ nano không phải là một lĩnh vực kinh doanh ít tiền, vì vậy không khó hiểu khi các quốc gia giàu nhất thế giới là những nhà đầu tư tiên phong cho ngành công nghệ hứa hẹn này, trong đó không thể không kể đến nước Mỹ. Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước của các hạt và vật liệu trên quy mô  từ 1 đến 100 nanômét (1 nm = 10-9 m).

1.Tại sao học công nghệ nano tại Mỹ

Tại Mỹ đã có 2 Viện nghiên cứu kỹ thuật nano quốc gia. Mỹ hy vọng nano sẽ có nhiều ứng dụng triệt để cho các ngành y tế, giáo dục, năng lượng, giao thông và cả tư pháp. Hàng loạt thiết kế các máy nano bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan trong ngành y tế.

 

Không chỉ chính phủ các nước mà ngành công nghệ còn là xu hướng mà các công ty, tập đoàn lớn hiện cũng theo đuổi. Một loạt công ty đã nhảy vào cuộc: Mitsubishi, Motorola, Lucent, Hitachi, Nec, Sony, Microsoft, IBM. Tạp chí Asiaweek nhận định rằng thị trường nano cũng sẽ bùng nổ sớm tại Châu á.

2. Các ngành ứng dụng công nghệ nano

Các vật liệu nano có tiềm năng ứng dụng làm nguyên liệu ban đầu để đổi mới các ngành công nghiệp điện tử, quang học, hóa học xúc tác, công nghệ gốm, công nghệ ghi thông tin, và công nghệ y sinh học v.v.. Nhiều ứng dụng của công nghệ nano đã được tiến hành trong nhiều lĩnh vực ít ai ngờ và những ý tưởng mới và lạ nhất đang hình thành ở khắp mọi công ty lớn trên thế giới. Chẳng hạn, những phân tử nano polyme siêu nhỏ và siêu bền, được dùng để chế tạo ván trượt tuyết, giúp trượt dễ hơn. Quần áo của các vận động viên hay nhà thám hiểm cũng được dệt từ các loại sợi nano siêu kín và siêu mỏng, chống chọi tốt với cái lạnh khắc nghiệt của vùng cực hay đỉnh Everest. Một quả bóng tennis được chế tạo từ kỹ thuật nano sẽ có sức chịu đựng gấp đôi so với bóng hiện nay. Dầu hay kem dưỡng da từ nano sẽ giúp da chống lại tia cực tím một các hữu hiệu. Máy in có kích thước chỉ bằng viên xúc xắc, những tấm pin mặt trời hay trạm điện mặt trời chỉ to bằng hòn tẩy. Các dược phẩm cho các căn bệnh như Alsheimer và điều trị ung thư cũng như các loại thuốc phòng bệnh giúp ích rất nhiều cho việc duy trì sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này.

3. Tiềm năng phát triển trong tương lai

Thế giới ngày nay không ngừng phát triển với các ngành khoa học vượt trội. Các ngành khoa học cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, nhường vị trí cho các ngành mới tối ưu hoá hơn với chi phí tiết kiệm hơn. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ nano chính là giải pháp có khả năng thay thế công nghệ cũ và đáp ứng được nhiều bài toán có tính chất toàn cầu. Trong vài thập kỷ tới, chắc chắn công nghệ nano không chỉ còn trong phòng thí nghiệm mà sẽ thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em… đến những ngành chủ chốt khác như Công nghệ thông tin, Công nghệ vật liệu, Công nghệ y sinh v.v…Và còn một điểm nữa mà bạn không thể không lưu ý: ngành Công nghệ nano rất mới mẻ, nên tại Việt Nam, chưa có nhiều người bước chân vào lĩnh vực này. Nếu bạn đến với Công nghệ nano, bạn sẽ giảm bớt được sức ép cạnh tranh so với nhiều ngành khác.

4. Học công nghệ nano ở Mỹ cần gì?

Ngoài các yêu cầu đầu vào của trường như các chứng chỉ, bảng điểm, công nghệ nano là một ngành đòi hỏi các học sinh sinh viên có những tố chất phù hợp với ngành như sự yêu thích các môn khoa học tự nhiên và đam mê nghiên cứu, tìm hiểu các đột phá công nghệ mới. Đi kèm theo đó là sự chuẩn xác trong các tính toán, đo lường.

Những tố chất thuận lợi

  • Yêu thích các môn khoa học tự nhiên như vật lý, toán học, hóa học, sinh học… Sự say mê đương đầu với những công thức, những hàm số, những bài toán hóc búa sẽ giúp bạn tìm hiểu ra các vấn đề trong công nghệ nano
  • Hiểu biết đa ngành về khoa học tự nhiên, ít nhất là hai môn khoa học tự nhiên vì sau khi tốt nghiệp và ra làm việc, bạn sẽ làm việc tại các ngành công nghiệp khác nhau do công nghệ nano có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, từ thời trang, thể thao cho đến thực phẩm, y, dược.
  • Ngoài sự hiểu biết về các ngành nghề, bạn còn cần phải có sự kiên trì và ưa thích công việc tìm tòi, nghiên cứu với khả năng tập trung cao. Công nghệ nano là một lĩnh vực mới và phát triển rất nhanh, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và không ngừng cập nhật. Đồng thời với đó, bạn cần bỏ ra rất nhiều thời gian, trí tuệ nghiên cứu một cách cao độ và liên tục. Đó là lý do vì sao khi bước chân vào ngành Công nghệ nano, bạn không thể thiếu đức tính kiên trì và năng lực làm việc tập trung.
  • Tính chính xác: Công nghệ nano làm việc với các thông số ở mức độ siêu nhỏ. Vì thế, tính chính xác cũng là một yếu tố rất quan trọng.
  • Trình độ ngoại ngữ và tin học: Các nước phát triển hiện đang đầu tư rất lớn vào ngành công nghệ nano và đạt được những thành tựu một cách nhanh chóng. Thông tin về các tiến bộ được cập nhật từng giờ từng phút trên toàn cầu và nguồn thông tin đến từ các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, ngôn ngữ toàn cầu như tiếng Anh là cần thiết cho những người nghiên cứu để tìm hiểu về các tiến bộ đó. Tốc độ xử lý các thông tin và dữ liệu cũng cần phải nhanh nên kỹ năng tin học rất cần thiết với các nhà nghiên cứu.

5. Học công nghệ nano ở trường nào của Mỹ

Danh sách các trường mà bạn có thể học ngành này tại Mỹ, bao gồm cả bậc đại học và cao học

Bậc đại học

  • Boston University – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • Johns Hopkins University – Cử nhân kỹ sư và vật liệu khoa học, chuyên ngành công nghệ nano
  • Lock Haven University – Cử nhân ngành ứng dụng vật lý, chuyên ngành công nghệ nano.
  • Louisiana Tech University – Cử nhân kỹ sư hệ thống nano.
  • Michigan Technological University – Cử nhân khoa vật lý, chuyên ngành công nghệ nano.
  • New Jersey Institute of Technology – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • North Carolina State University – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • Oregon State University – Cử nhân ngành kỹ sư hoá học, chuyên ngành công nghệ nano.
  • Pennsylvania State University – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • Rice University – Cử nhân kỹ sư điện và kỹ thuật máy tính, chuyên ngành về các thiết bị nano, hoặc cử nhân kỹ sư ngành khoa học và kỹ thuật nano.
  • Rutgers University – Cử nhân ngành kỹ sư vật liệu khoa học, chuyên ngành vật liệu nano.
  • Stanford University – Cử nhân ngành kỹ sư vật liệu khoa học, chuyên ngành vật liệu nano.
  • University of California, Riverside – Cử nhân ngành kỹ sư vật liệu khoa học, chuyên ngành vật liệu nano; kỹ sư điện và máy tính chuyên ngành công nghệ nano; cử nhân kỹ sư môi trường và hoá học chuyên ngành công nghệ nano.
  • University of California, San Diego – Cử nhân kỹ sư công nghệ nano.
  • University of Central Florida – Cử nhân khoa học và công nghệ nano
  • University of Cincinnatti – Cử nhân các chuyên ngành kỹ sư nano, khoa học nano và công nghệ nano.
  • University of Connecticut – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • University of Illinois at Urbana-Champaign – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano.
  • University of Notre Dame – Cử nhân chuyên ngành bán dẫn và công nghệ nano
  • University of Southern California – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • University of Utah – Cử nhân chuyên ngành kỹ sư công nghệ nano
  • Virginia Tech University – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano
  • Washington State University, Nanotechnology Think Tank – Cử nhân chuyên ngành công nghệ nano

Bậc cao học:

  • Arizona State University – Thạc sĩ ngành khoa học nano
  • Cornell University – Thạc sĩ vật lý ứng dụng chuyên ngành công nghệ nano.
  • Johns Hopkins University – Thạc sĩ ngành công nghệ nano.
  • Joint School of Nanoscience and Nanoengineering (collaborative project of North Carolina A&T State Univ. and Univ. of North Carolina Greensboro)  – Thạc sĩ khoa học nano và kỹ sư nano.
  • Louisiana Tech University – Thạc sĩ khoa học phân tử và công nghệ nano.
  • North Carolina State University – Thạc sĩ kỹ sư nano.
  • North Dakota State University – Thạc sĩ vật liệu và công nghệ nano.
  • Northwestern University – Thạc sĩ công nghệ nano.
  • Radiological Technologies University VT (Indiana) – Thạc sĩ ngành dược nano.
  • Stevens Institute of Technology – Thạc sĩ kỹ sư công nghệ nano
  • University of California, Riverside – Thạc sĩ trực tuyến ngành kỹ sư công nghệ nano.
  • University of California, San Diego – Thạc sĩ ngành kỹ sư nano.
  • University of Central Florida – Thạc sĩ công nghệ nano.
  • University of Illinois Urbana-Champaign – Thạc sĩ công nghệ nano chống ung thư
  • Univeristy of New Mexico – Thạc sĩ hệ thống vi mô và khoa học nano.
  • University of Pennsylvania – Thạc sĩ công nghệ nano.
  • University of Texas at Austin – Thạc sĩ vật liệu nano.

Phuong Tran

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC MỸ

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 0901734288 (Zalo, Viber)

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388 (Zalo, Viber)

Email: contact@duhocnamphong.vn