Du học Đức: Hệ thống giáo dục Đức
Du học Đức: Hệ thống giáo dục Đức
Mẫu giáo(Elementarstufe mit den Kindergärten ): từ 3 – 5 tuổi
Bậc Tiểu học(Primarbereich): từ 6 – 9 tuổi
Học sinh vào học lớp 1 tới lớp 4. Tại đây, các em sẽ được dậy các môn như nhau. Sau khi tốt nghiệp lớp 4, các em sẽ được chia ra theo khả năng học tập và mong muốn của gia đình, các em sẽ học tại 1 trong 4 loại trường khác nhau: Hauptschule, Realschule, Gymnasien hoặc Gesamtschulen.
Cấp hai ( Giai đoạn 1, từ 10- 16 tuổi)
Hauptschule( học từ lớp 5-9 ở hầu hết các bang):
Dành cho học sinh trung bình và kém. Tại các trường này, học sinh sẽ học các môn như ở Realschulehoặc Gymnasium nhưng với tốc độ chậm hơn và kết học với các học định hướng học nghề. Nếu học xong, các em sẽ học tiếp lên các trường nghề bán thời gian (học nửa buổi, nửa buổi đi làm và thực tập tại các nhà máy, công xưởng) cho tới khi 18 tuổi
Realschule( học từ lớp 5-10 ở hầu hết các bang):
Dành cho học sinh khá. Sauk hi tốt nghiệp, các em có thẻ chọn lên học trường nghề bán thời gian hoặc trường nghề cao cấp. Nếu các bạn có điểm số cao tại tại trường Realschule, sẽ được chuyển qua hạng Gymnasien sau khi tốt nghiệp
Gymnasien:
Dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi tốt nghiệp Gymnasien, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài (Abitur) và chuẩn bị cho học sinh lên học Đại học hoặc Đai học ứng dụng (vừa học, vừa làm). Các mô học có thể tùy từng trường nhưng nói chung bao gồm các môn: Tiếng, Đức, Toán, Khoa học Máy tính, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, …Học sinh tốt nghiệp lớp 12 ở một số bang đã có thể lấy “Abi”, nhưng thông thường các bang khác vẫn yêu cầu phải hết lớp 13.
Ngoài ra, còn có 1 loại trường nữa, đó là Gesamtschulen, trường tổng hợp. Trường này mỗi bang chỉ có 1 trường duy nhất. Trường có cả dạng Hauptschule và Realschule. Trường nhận tất cả hcoj sinh ở mọi trình độ từ lớp 5 tới lớp 10. Nếu học sinh tốt nghiệp trường tổng hợp ở lớp 9 thì sẽ nhận bằng Hauptschule. Nếu tốt nghiệp lớp 10, thì sẽ nhận bằng Realschule.
Berufsschule. Ngoài hệ thống giáo dục bình thường, còn một hệ thống trường nằm trên Hauptschule và Realschule gọi là Berufsschule. Trường này học sinh đi học nửa ngày và nửa ngày thực tập tại công ty hoặc công xưởng của nhà máy. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ được cấp một bằng chuyên sâu về lãnh vực buôn bán hoặc kỹ thuật đó. Trường này khác với các trường được nói tới ở trên vì trường này không nằm trong sự kiểm soát của địa phương mà chịu sự giám sát của chính phủ, các công ty/ tập đoàn và công đoàn.
Cho dù học sinh có học trường nào đi chăng nữa, anh ấy/ cô ấy cũng phải hoàn thành 9 năm học phổ thông. Nếu bạn du học Đức, bạn cũng phải tuân theo qui chế này. Lấy ví dụ, nếu một học sinh không học Gymnasien nữa thì bắt buộc phải học tại các trường Hauptschule hoặc Realschule cho tới khi hoàn thành 9 năm học mới thôi. Học sinh cũng bắt buộc phải học ít nhất 1 ngoại ngữ trong vòng 5 năm. Biết 1 ngoại ngữ là điều bắt buộc khi học Gymnasien.
Cấp hai ( giai đoạn 2, từ 15 hoặc 16 -18 tuổi)
Học sinh sau khi đã được phân cấp ở phía dưới, dựa vào kết quả học tập, các bạn đi học sẽ tiếp tục chương trình của mình. Cụ thể
Đi học đại học: tốt nghiệp các trường Gymnasien hoặc các bạn học trường cấp 3 tổng hợp (Gesamtschulen)
Đi học nghề: các bạn tốt nghiệp Realschule, cấp 3 tổng hợp hoặc các bạn Hauptschule có điểm giỏi
Vào làm việc tại nhà máy: học sinh có ít lựa chọn nhất. Thường bắt buộc phải làm nửa ngày ở nhà máy, nửa ngày đi học trên lớp cho tới khi đủ 18 tuổi.
Đối với các bạn đang học nghề, muốn lên học Đại học, có thể đầu tư để học thêm và lấy bằng tú tài, sau đó sẽ có thể lên học Đại học như bình thường. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Đức sẽ chỉ dựa trên học bạ để xét vào trường đại học. Chính vì, vậy bạn phải có điểm cao thì mới được nhận vào các trường đại học tại Đức.
Đại học và sau Đại học
Chương trình Đại học của Đức được chia ra làm 2 dạng chính. Đó là Đại học nghiên cứu và Đại học Ứng dụng
Các chương trình này về mặt học thuật có giá trị tương đương với nhau. Chủ yếu dựa vào nhu cầu của người học mà các bạn quyết định học loại hình nào.
Nếu các bạn định hướng cho mình muốn làm giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc lên làm Tiến sỹ thì các trường đại học Nghiên cứu là sự lựa chọn cho bạn. Các trường này, lượng kiến thức học thuật chiếm đến 75%.
Ngược lại, Đại học Ứng dụng có số lượng kiến thức học thuật và đi làm thực tế ngang nhau (50/50). Các bạn sẽ được đi làm và trải nghiệm môi trường thực tế và sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay trong lãnh vực mình học. Tuy nhiên, loại hình đào tạo này chỉ cho phép bạn học lên bậc học cao nhất là Thạc sỹ mà thôi.