Các câu hỏi thường gặp (FAQ) khi đi du học Đức( Phần 2)

DU HỌC ĐỨC

Các câu hỏi thường gặp (FAQ) khi đi du học Đức( Phần 2)

14/03/2016 4365 Lượt xem
Những điều bạn cần biết khi quyết định đi Du học Đức.

Cơ quan nào sẽ kiểm tra và công nhận cho sinh viên quốc tế được nhận bằng cấp tại Đức?

Theo luật chung thì việc đánh giá bằng cấp và quá trình học tập cho việc xét tuyển là trách nhiệm của các trường Đại học. Còn về việc đánh giá bằng cấp và chứng chỉ của nước ngoài thuộc về Văn phòng Trung tâm về Giáo dục Quốc tế , trực thuộc bộ Giáo Dục và Văn hóa Đức sẽ hỗ trợ các trường bằng cách cung cấp thông tin về bằng cấp tại các nước cụ thể.

Theo “Điều luật về việc Đánh giá và Công nhận Bằng cấp  Nước ngoài năm 2012” thì, các cơ quan cấp bằng của nước sở tại ( hoặc nơi cô ấy/ anh ấy có ý định nhập tịch) phải có trách nhiệm công nhận văn bằng mà người học đã hoàn thành tại nước đó để người học có thể tiếp tục học tiếp lên câp học tiếp theo.

Học phí dành cho các chương trình Đại học và Sau Đại học tại Đức là bao nhiêu?

Cho tới vài năm gần đây, học phí của Đức vẫn quá rẻ so với các trường Đại học khác ở các nước Đã phát triển.. Mặc dù chỉ có 2 trong 16 bang của Đức ( Bavaria và Lower Saxony) là thu học phí tại trường Đại học và các khoản phí này khoảng 500 Euro/ kỳ.  Tới tháng 10/ 2014, Đức quyết định miễn học phí cho tất cả các bang, điều đó đồng nghĩa đi học tại Đức là hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, các chương trình Sau Đại học ( Thạc sỹ và Tiên sỹ) sẽ thu thêm 1 ít chi phí từ 650 cho tới vài ngàn Euro/ kỳ

Tôi có cần chuẩn bị nhiều tiền để sinh hoạt tại Đức không ?

Mặc dù không phải đóng học phí tại Đức nhưng điều đó không có nghĩa là việc học tại Đức là rẻ. Viêc không phải đóng học phí sẽ giúp bạn giảm gánh nặng tài chính, tuy vậy, bạn vẫn phải chuẩn bị 1 khoản tiền để bạn có thể học tập tại Đức sau này. Đừng nghĩ rằng đi làm thêm tại Đức trong khi học sẽ giúp bạn trang trải được sinh hoạt phí khi đi học tại Đức vì visa Sinh viên Quốc tế chỉ cho phép bạn đi làm 120 ngày/cả ngày/ năm ( hoặc 240 ngày/ nửa ngày/năm) thôi. Chính vì vậy học bổng hoặc hỗ trợ tài chính (từ cha mẹ hoặc người thân…) có thể sẽ cần thiết.

Ngoài nguồn học bổng tại trường Đại học, tôi còn có thể tìm thông tin học bổng tại đâu?

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang web Quỹ Nghiên cứu Đức – German Research Foundation 

Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức – German Academic Exchange Service (DAAD)

Ngoài thông tin về học bổng, bạn còn có thể tìm được rất nhiều thông tin khác liên quan tới việc học tập tại Đức

Tôi có được phép đi làm tại Đức không?

Một công dân nước ngoài ( không phải là công dân EU hoặc EEA trừ Bulgaria và Romania đã bị cấm từ năm 2014), hiện đang là sinh viên đang theo học một khóa học toàn thời gian tại Đức, được phép đi làm tối đa 120 ngày ( nếu làm toàn thời gian) hoặc 240 ngày (nếu làm bán thời gian) mà không cần xin phép bộ phận quản lý việc làm của Đức.

Các công việc này bao gồm các công việc tình nguyện (có lương hoặc không lương). Bên cạnh đó, sinh viên quốc tế còn gặp một hạn cho khác, đó là khi bạn đang làm một công việc theo số giờ được qui định thì bạn không được phép tự doanh hoặc làm việc freelance.

Liệu vợ/ chồng đi cùng tôi theo visa du học có được làm việc không?

Vợ/ chồng đi cùng với bạn dưới dạng visa du học có thể, dưới một số điều kiện cụ thể, có thể sẽ được phép làm việc.  Và nếu đã có ý định này, bạn cũng phải trình bày ý định này trong quá trình xin visa

Tôi có phải đóng thuế khi tại Đức không?

Điều này còn tùy thuộc vào số tiền bạn kiếm được là bao nhiêu và thời gian bạn lưu trú tại Đức nữa. Bạn sẽ không phải đóng thuế nếu thời gian bạn ở Đức dưới 6 tháng hoặc/và số tiền bạn kiếm được dưới 450 Euro/ tháng( dưới còn số này được coi là các mini-job nên sẽ không phải đóng thuế và quỹ lương hưu).

Nếu tổng thu nhập hàng năm của bạn ít hơn 8130 Euro/ năm, bạn sẽ hoàn thuế. Số tiền này sẽ được cơ quán thuế trả lại vào cuối năm sau khi bạn gửi đơn xin hoàn thuế  tới cơ quan có trách nhiệm.

Tôi có phải mở một tài khoản ngân hàng tại Đức không?

Chúng tôi khuyến khích bạn nên mở một tài khoản tại Ngân hàng Đức vì nếu bạn đang muốn thuê một căn hộ hoặc đang nộp đơn bảo hiểm, bạn bắt buộc phải chi trả qua hệ thống ngân hàng chứ không trả trực tiếp bằng tiền mặt được. Tiền thường ít khi trả bằng bằng thẻ tín dụng (credit card), mà chủ yếu bằng thẻ ghi nợ (debit card)

Tôi có thể đưa vợ/ chồng con cái sang Đức trong quá trình học tập tại Đức không?

Nếu bạn có giấy tờ thường trú (residence permit) và thời gian từ 1 năm trở lên thì bạn hoàn toàn có thể đưa gia đình đi cùng. Tuy nhiên, để họ được bảo lãnh đi cùng mình, bạn phải đảm bảo có đủ khả năng tài chính để chu cấp cho họ

 

Dzung Vu