Các câu hỏi thường gặp (FAQ) khi đi du học Đức (Phần 4)

DU HỌC ĐỨC

Các câu hỏi thường gặp (FAQ) khi đi du học Đức (Phần 4)

14/03/2016 3592 Lượt xem

“Studentenwerk” thực ra là một tổ chức như thế nào?

Studentenwerk, hay còn viêt tắt là STK, là hội sinh viên thường hoạt động trong 1 khu vực nhất định tại Đức. Mỗi vùng của Đức có một hội sinh viên riêng nhưng thường hoạt động ở tầm quốc gia. Hội sinh viên thường điều hành và quản lý các quán café, nhà hàng, nhà ở cho sinh viên, quản lý quỹ hỗ trợ học phí cho sinh viên của Chính phủ, thậm chí tư vấn tâm lý và các trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Tôi là sinh viên quốc tế. Liệu tôi có thể theo học dưới dạng “Dual Studium” (Đào tạo kép) được không?

Hầu hết các trường đại học tại Đức đều có chương trình “Dual Studium”. Đây là cách học mà sinh viên có thể vừa học lý thuyết tại các trường đại học truyền thống và vừa có thể áp dụng các kiến thức mình đã học tại các công ty có liên kết với các trường đại học hoặc chương trình đó.

Tùy thuộc vào visa của bạn, có thể đi làm được tối đa 120 ngày toàn thời gian trong 1 năm. Chừng nào các trường còn cung cấp chương trình “Dual Studium”  thì bạn còn có cơ hội học theo dạng này.

Bằng lái xe của tôi có được công nhận ở Đức không?

Đối với người Việt Nam, hiện nay đã tham gia “Công ước Vienna”. Chính vì vậy, bạn có thể lên Cục Đường bộ Việt Nam để xin đổi bằng lái xe quốc tế, thực chất là bản dịch. Sau đó, khi sang Đức, bạn có thể lái xe mà không cần học lại luật và thi tại nước này. Lưu ý, khi đi lưu thông tại Đức bạn phải mang cả bằng lái xe gôc + bằng lái xe quốc tế khi được yêu cầu kiểm tra_Tác giả

Trường Đại học nào tốt nhất cho chuyên ngành tôi theo học

Hàng năm, Trung tâm Phát triển Đại học (Center for Higher Education Development – CHE) sẽ công bố bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục Đại học của Đức. Đây là bảng xếp hạng với hơn 40 tiêu chí khác nhau, cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về điểm mạnh – yếu của các trường đại học tại Đức theo từng môn học khác nhau. Các tiêu chí này được dựa chủ yếu vào bảng xếp hạng các nghiên cứu được công bố vào mùa thu hàng năm của các trường Đại học Đức. Tại trang web của CHE, bạn sẽ tìm được tất cả các trường đại học hàng đầu của Đức theo từng chuyên ngành khác nhau

Loại bảo hiểm nào phù hợp với tôi khi nhập học tại các trường đại học tại Đức?

Tại Đức, có 2 loại bảo hiểm sức khỏe khác nhau là bảo hiểm Công và bảo hiểm Tư. Nếu không có bảo hiểm, bạn sẽ không được nhập học tại bất kỳ trường Đại học nào tại Đức. Bạn sẽ phải mua bảo hiểm của nhà nước/ bảo hiểm công tới khi bạn 30 tuổi hoặc đang học đến kỳ thứ 14 tại một trường đại học. Nhưng nếu bạn muốn dùng bảo hiểm Tư, do một công ty cung cấp, thì bạn có thể làm đơn xin miễn mua bảo hiểm công và dùng bảo hiểm tư của mình để nộp cho trường. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là nếu bạn đã từ chối mua bảo hiểm công thì bạn sẽ không được mua bảo hiểm này chừng nào bạn còn là sinh viên.

Mawista Student là loại bảo hiểm phù hợp nhất đối với sinh viên quốc tế.

Tôi có được phép mang thú nuôi tới Đức không?

Bạn có thể mang thú nuôi tới Đức nếu bạn chứng minh được rằng vật nuôi của bạn đã được tiêm phòng dại ( ít nhất 30 ngày trước khi nhập cảnh vào Đức, nhưng không quá 1 năm đối với chó và 6 tháng đối với mèo)

Bạn cũng sẽ phải đóng phí nếu muốn nuôi chó, ngay sau khi đã đăng ký vật nuôi với chính quyền địa phương.

Đi lại trong nước Đức có dễ dàng không?

Đi lại tại đây khá dễ dàng; bạn có thể sử dụng hệ thống phương tiên công cộng, rất thuận tiện tại Đức để di chuyển mà không cần phải sở hữu xe hơi riêng. Hệ thống tàu hỏa cao tốc của ICE, Deutsche Bahn AG, hệ thống tàu hoả của S-Bahn, tầu điện nổi và tàu điện ngầm trong thành phố hầu như đã bao phủ hết toàn bộ đất nước Đức rồi.

 Nếu bạn muốn lái xe thì nói chung việc di chuyển bằng ô tô cũng khá dễ dàng và thoải mái.

Các chuyến bay nội địa giữa các thành phố lớn cũng có rất nhiều lựa chọn, càng đi càng rẻ.

Nếu bạn thích đạp xe, thì hệ thống đường dành riêng cho người đi xe đạp và các điểm gửi xe rất dễ dàng tìm kiếm.

Dzung Vu