DU HỌC ÚC | Du học Úc theo bang - thành phố | Học Thạc sỹ & Sau Đại học tại Úc
"Du học không bao giờ là quá muộn" - Câu chuyện chuyển ngành của Sinh viên thạc sỹ tại Nam Úc
"Du học không bao giờ là quá muộn" - Câu chuyện chuyển ngành của Sinh viên thạc sỹ tại Nam Úc
Em có thể chia sẻ về cuộc sống tại Adelaide?
Adelaide khác với những đại đô thị khác tại Úc và trên thế giới ở sự yên bình nó đem lại. Ở đây có tất cả những gì mà em có thể miêu tả thành một cuộc sống mơ ước: có vùng đồi yên ả với những thác nước, rừng quốc gia, cánh đồng lúa mạch, trang trại Cherry, berry và vườn nho để uống rượu rất gần trung tâm thành phố.
Nơi đây đa dạng văn hóa, học cùng em là các bạn đến từ khắp nơi trên thế giới, và vì đa dạng văn hóa nên người dân khá thân thiện và cởi mở. Ngoài ra thì Adelaide còn được gọi là Festive state, nơi tổ chức các lễ hội lớn với quy mô toàn bang như là Adelade Fringe diễn ra trong suốt một tháng, thời điểm đó có rất nhiều rạp được dựng lên tại các công viên và nơi đông người, thu hút số lượng lớn khách du lịch, doanh nghiệp và những entertainers tự do, âm nhạc, ánh sáng và ẩm thực rất đa dạng.
Adelaide có ba trường đại học lớn nên số lượng sinh viên trẻ rất đông, kéo theo đó là các câu lạc bộ, sự kiện và các tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế rất sẵn sàng và thân thiện, các bạn sẽ không có cảm giác quá nhớ nhà vì luôn được hỗ trợ và giúp đỡ.
Việc học tập của em tại đại học South Australia có gì thú vị?
- Em ấn tượng nhất về chất lượng học tập và cơ sở vật chất của trường đại học em. Trường em có ba campuses chính nằm rải rác ở các phần khác nhau trên thành phố và có xe buýt miễn phí di chuyển liên tục giữa những campus này, rất tiện lợi khi em muốn truy cập vào kho dữ liệu của trường với tốc độ mạng nhanh và nguồn tài liệu dồi dào, ngoài ra các bạn học sinh còn có thể học ở thư viện bang và các thư viện của các quận trên thành phố, hầu như tất cả đều có thể kết nối với nhau qua một tài khoản.
- Trong quá trình học tại Adelaide, các thầy cô giáo rất thấu hiểu và hỗ trợ học sinh do nhiều bạn học tại bậc thạc sĩ có background khác nhau dẫn đến sự chênh lệch ít nhiều trong kiến thức nền sẵn có của các bạn. tuy nhiên cách giảng bài của thầy cô rất dễ hiểu và các loại bài tập cũng được thiết kế với mục đích ôn luyện kiến thức một cách thực tế nhất đối với học sinh. Chưa kể, giữa các môn học với nhau có sự bổ trợ tương quan và có tính liên kết với nhau để các kỹ năng các bạn nhận được có nền tảng vững chắc nhất.
- Em hiện chưa tốt nghiệp, tuy nhiên ở kỳ học cuối cùng có môn học capston được thiết kế với các doanh nghiệp lớn, cơ quan nhà nước để học sinh có cơ hội được thiết kế giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp đó, đồng thời mở ra cơ hội nghề nghiệp sau này cho những bạn thực sự giỏi và được doanh nghiệp lớn đó chiêu mộ.
Chương trình thạc sỹ, đặc biệt là thạc sỹ IT có thực sự khó như “lời đồn”?
Chương trình em học là một chương trình khó đối với cả hai mảng: business và IT, các bạn có background Business sẽ gặp khó khăn với lượng kiến thức liên quan đến IT ví dụ như coding và mảng security, còn cách bạn bên IT sẽ gặp khó khan tương tự với các mảng kiến thức thuộc về kinh tế. Sự khó khăn do đó chỉ có thể được chinh phục bằng nỗ lực học tập từ thầy cô, sách vở và bạn bè. Học cùng em có rất nhiều người giỏi, nhiều người thậm chí đã là IT director của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và em học hỏi được rất nhiều từ họ, không chỉ về việc học mà còn về kinh nghiệm sống.
Là một sinh viên có kinh nghiệm du học tại cả Phần Lan và Úc. Em thấy giữa hai quốc gia này có gì khác biệt. Điều em cho là “xứng đáng nhất” khi em lựa chọn Úc là gì?
Cả hai đất nước đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, khác biệt lớn nhất đó là trong khi Phần Lan ở bán cầu Bắc thì Úc ở Bán Cầu Nam, một nơi gần Bắc cực còn một nơi gần Nam cực. Khi ở Úc thì việc giao tiếp bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày đối với em là dễ dàng hơn so với khi ở Phần Lan, đó là điều xứng đáng nhất khi đặt chân đến Úc.
Tại sao em lựa chọn ngành IT? Em có thể chia sẻ câu chuyện của mình khi chuyển hướng từ Business sang IT được không?
Em chọn IT vì cơ hội nghề nghiệp lớn với quy mô toàn cầu mà ngành này mang lại cho em, Business là một lĩnh vực chung và em muốn học thêm về IT để có thể tiếp cận các công ty làm về mảng này.
Khi chuyển sang học IT thì có rất nhiều điều mới cần phải học, em có knowledge gap lớn và để đóng cái khoảng cách đó lại thì cần rất nhiều thời gian và công sức, nhưng đối với em đây là một sự lựa chọn xứng đáng, mỗi môn em học đều rất hay và thực tế, vì vậy nên dù khó khăn thì sự thỏa mãn về mặt tri thức mà ngành này đem lại cho em là rất xứng đáng.
Em có dự định gì trong tương lai sau khi học xong. Em sẽ thực hiện những dự định đó như thế nào?
Em mong muốn có công việc ổn định và đem lại cho em lộ trình thăng tiến rõ ràng. Trường em rất hỗ trợ trong việc tìm việc cho học sinh bằng cách tổ chức các hội chợ nghề nghiệp quy mô lớn để tăng cầu nối giữa học sinh-doanh nghiệp, có rất nhiều những buổi workshop để sửa CV, tư vấn nghề nghiệp, thậm chí các doanh nghiệp lớn tổ chức nhiều sự kiện để tiếp cận gần hơn với các sinh viên sắp ra trường.
Em có thể chia sẻ về kinh nghiệm viết GTE để được chấp nhận vào trường cũng như thuyết phục Đại sứ quán về lý do chuyển ngành của em?
Những bạn chuyển ngành sẽ phải nhận thức được việc theo đuổi một ngành mới ở bậc thạc sỹ hoặc sau đại học khi chưa có kiến thức nền là rất thử thách. Và em học em thấy điều này thật sự đúng. Tuy nhiên, em cùng các chị tư vấn viên đã suy nghĩ và tìm hiểu rất kỹ về ngành, thứ nhất, điều kiện đầu vào không yêu cầu có background về IT mới được học, thứ hai là ngành này có liên quan nhiều kiến thức kinh tế mà em đã học, đó sẽ là lợi thế của em.
Tiếp theo, khi bắt tay vào viết GTE, em cũng phải tìm hiểu về các đề mục phải trả lời trong bài GTE. GTE của Úc thực tế rất rõ ràng, họ yêu cầu các thông tin đầy đủ, minh bạch và vô cùng hợp lý, như một bước để em nhìn lại chính mình và chặng đường mà em sẽ đi trong thời gian tới.
Với vốn tiếng Anh tốt, em không gặp khó khăn trong việc trình bày quan điểm. Em thể hiện rõ việc mình đã tìm hiểu kỹ về ngành thế nào, về mối liên hệ giữa ngành sẽ học với những gì mà em đang có, và ngành đó có thể mang lại lợi ích gì cho sự nghiệp của em.
Nếu được nói tóm tắt về kinh nghiệm, em xin sử dụng 3 từ: Tiếng Anh, Tìm hiểu kĩ, và Thành thật.
Em nghĩ sao về tên chuỗi chương trình “Định vị bản thân trong tương lai?”
Em thấy đây là một chương trình có ý nghĩa với học sinh và sinh viên đang mông lung trong rất nhiều sự lựa chọn trong cuộc đời. hơn nữa cái tên của chuong trình mang tính toàn cầu hóa và dễ dàng cho các bạn học sinh đồng cảm và gửi gắm kiến thức.
Em có lời khuyên gì với các bạn trẻ đang có ước mơ du học và vẫn đang loay hoay với việc định hướng nghề nghiệp, định hướng bản thân?
Du học không bao giờ là muộn, em học cùng rất nhiều anh chị lớn hơn em vài con giáp, cái lợi ích mà nó đem lại không chỉ có lợi cho bản thân mình, mà còn cho tương lai của mình nữa. Có rất nhiều người bạn của mình đổi ngành sang những ngành như IT, Tâm Lý,… và họ vẫn rất thành công trên con đường họ đi. Với các bạn muốn đổi ngành nghề của mình, chưa bao giờ là quá muộn, các bạn hãy thử thách bản thân đến khi nào tìm ra được điều mình mong muốn nhất, tin mình đi, chặng đường dù có gian nan nhưng khi ta quyết tâm thì không có gì là không thể.
Ngoài ra, các bạn đến với buổi talk cũng được trao đổi nhiều thông tin hữu ích về định cư Úc, lợi thế visa sau ở lại tại các vùng định cư. Đồng thời duhocnamphong cũng dành thời gian hướng dẫn viết thư GTE, một mục vô cùng quan trọng để nộp hồ sơ visa Úc
NAM PHONG EDUCATION
Văn phòng HN:
Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội
Hotline 090 17 34 288
Văn phòng HCM:
253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM
Hotline 093 205 3388
Email: contact@duhocnamphong.vn