Du học Anh ngành quản trị nguồn nhân lực - ngành học then chốt cho sự thành công của mọi tổ chức

Du học Anh theo ngành

Du học Anh ngành quản trị nguồn nhân lực - ngành học then chốt cho sự thành công của mọi tổ chức

12/08/2018 2689 Lượt xem
Thế giới đã trải qua nhiều thay đổi về văn hóa, xã hội và kinh tế dựa trên sự thống trị ngày càng phát triển của các công nghệ kỹ thuật số hay còn gọi là “kỷ nguyên kỹ thuật số”. Điều này đóng một vai trò ngày càng nổi bật trong cả cuộc sống của nhân viên (Human Resource Management) liên quan đến những thay đổi về lực lượng lao động, đặc biệt trong việc sử dụng công nghệ hỗ trợ cung cấp các hoạt động nhân sự. Du học Anh ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM) sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng lãnh đạo của chính bản thân tại môi trường giáo dục đẳng cấp này.

Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM) là quá trình khai thác, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của một tập thể, tổ chức, một công ty hoặc tập đoàn đoàn. Đây được xem là một bộ phận quan trọng góp phần xây dựng một bộ máy tổ chức bền vững, một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh.

Tại sao nên theo học ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM)?

Giáo sư Etlyn Kenny, giảng viên bộ môn Quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức tại Birmingham Business School đã nhận định rằng: “Các tổ chức thành công thường tìm kiếm các ứng viên sở hữu tấm bẳng Thạc Sỹ chuyên ngành HRM vì họ sở hữu những kĩ năng và kiến thức để mang đến những chiến lược sắc bén cho tổ chức”.

Tuyển chọn nhân sự, sắp xếp đúng người đúng việc, tổ chức công việc, quản lý hiệu quả hoạt động của người lao động, nâng cao năng lực của nhân viên… được xem là một trong những chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Và người nẵm giữ chiếc chìa khóa ấy không ai khác là những nhà quản trị nhân sự có khả năng chuyên môn và tố chất phù hợp. Sự cần thiết và quan trọng của bộ phận nhân sự còn thể hiện ở việc định hướng và quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

 

Mức lương cho các vị trí công việc trong lĩnh vực Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM) (Nguồn: reed.co.uk):

1 HR Director £87,966 11 Health & Safety £40,739
2 Head of HR £59,426 12 HR Analyst £40,476
3 Organisational Development £53,521 13 Employee Relations £38,493
4 HR Business Partner £52,288 14 Recruitment & Resourcing £37,570
5 Other Human Resources £50,125 15 Compliance & Quality £35,513
6 Compensation & Benefits £49,722 16 HR Advisor £33,120
7 Change Management £49,513 17 HR Officer £30,534
8 HR Manager £45,741 18 HR Assistant £26,623
9 HR Consultant £45,081 19 HR Administrator £24,838
10 Learning & Development £41,847      

Quy mô, cơ cấu của bộ phận Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM):

Quy mô và cơ cấu của bộ phận nguồn nhân lực của một tổ chức được quyết định tuỳ thuộc vào lượng thông tin cần thu thập, xử lý phục vụ cho việc ra các quyết định tức là khối lượng các công việc quản lý cần phải giải quyết và cách thức thực hiện chúng. Do đó, tuỳ thuộc vào quy mô của tổ chức (xưởng sản xuất, công ty, tổng công ty.:.) và các yếu tố thuộc điều kiện bên trong, bên ngoài của tổ chức như: đặc điểm công việc và sự phức tạp của hoạt động; trình độ của nhân lực và quản lý nhân lực; quan hệ sở hữu của tổ chức và các quan hệ giữa công nhân với lãnh đạo và công đoàn; tình hình thị trường lao động và cạnh tranh; tình hình phát triển kinh tế của đất nước; các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước; các quy định về luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật; tư duy của người quản lý để lựa chọn quy mô và cơ cấu bộ phận nguồn nhân lực cho phù hợp…

Khi hình thành bộ phận chức năng quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức hoặc trong mỗi cấp quản lý của tổ chức phải tính đến chức năng, nhiệm vụ đặt ra cho bộ phận đó trên cơ sở phân tích khối lượng công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Mục tiêu là xây dựng được một cơ cấu gọn nhẹ, tránh sự cồng kềnh, chồng chéo giữa các chức năng để có thể giải quyết nhanh và hiệu quả các vấn đề đặt ra.

Triển vọng công việc ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM) tại Việt Nam:

Nghiên cứu những công ty được đánh giá là biết “thực hành nhân sự tốt nhất” (HR Best Practice) ở khu vực Đông Nam Á chỉ ra rằng, cứ khoảng 100 người lao động trong công ty thì cần một nhân viên nhân sự.

Theo thống kê tại các website tìm việc lớn ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực quản trị nhân sự luôn đứng trong top 5 nhu cầu tìm kiếm. Lý giải cho việc này là do số lượng doanh nghiệp trong nước và công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng đòi hỏi tuyển dụng nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nhân sự.

Sinh viên có thể trở thành một nhân viên, chuyên viên phụ trách một trong các mảng như: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thành tích – khen thưởng, lương bổng và phúc lợi, quan hệ lao động, quản lý hành chính nhân sự, nghiên cứu thị trường lao động, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Sinh viên cũng có thể trở thành tư vấn viên các hoạt động nhân sự trong tổ chức, trợ lý giám đốc nhân sự.

Những kĩ năng cần thiết cho ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM):

  • Kỹ năng tổ chức tốt
  • Tính linh hoạt và nhiệt tình khi đương đầu với những thách thức mới
  • Hứng thú với công việc liên quan đến con người và luôn thay đổi
  • Đam mê tâm lý học và phát triển con người
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Theo Viện nhân lực và phát triển Anh Quốc (The Chartered Institute of Personnel and Development): “Các trường đại học tại Vương Quốc Anh sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các tổ chức, doanh nghiệp và con người với đặc quyền của một người làm HR. Cả tổ chức doanh nghiệp và những người làm việc tại đó sẽ tin tưởng bạn, trao gửi bạn những bí mật của họ. Việc sử dụng đặc quyền này như thế nào sẽ quyết định sự thành công của bạn trong ngành HR”.

Từ đó, các bạn sinh viên có thể tham khảo các trường như sau để theo đuổi niềm đam mê trong lĩnh vực Quản Trị Nguồn Nhân Lực (HRM): 

STT Tên trường Địa điểm
1 Aberystwyth University Aberystwyth
2 Bangor University Bangor
3 Bournemouth University Poole
4 Cardiff Metropolitan University Cardiff
5 City, University of London London
6 De Montfort University Leicester
7 Glasgow Caledonia University Glasgow
8 Liverpool John Moores University Liverpool
9 London South Bank University London
10 Manchester Metropolitan University Manchester
11 Newcastle University Newcastle upon Tyne
12 Queen’s University Belfast Belfast
13 Sheffield Hallam University Sheffield
14 The University of Manchester Manchester
15 Ulster University Coleraine
16 University of Birmingham Birmingham
17 University of Dundee Dundee
18 University of East Anglia Norwich
19 University of Gloucestershire Cheltenham
20 University of Greenwich London
21 University of Hertfordshire Hatfield
22 University of Huddersfield Huddersfield
23 University of Stirling Stirling
24 University of Exeter Exeter

(Theo UK universities ranked, The Guardian, 2018)

NHM