Du học Mỹ nhóm ngành giáo dục

Du học Mỹ theo ngành

Du học Mỹ nhóm ngành giáo dục

02/02/2016 6289 Lượt xem
Với hàng ngàn trường học và các cơ sở học tập tại Mỹ, chuyên ngành giáo dục luôn cần thiết cho việc giảng dạy, động viên và cố vấn cho các thế hệ tương lai. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên tuỳ vào ngành học của mình có thể làm việc trong các lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, hiệu trưởng hoặc một giáo viên giáo dục đặc biệt.

Học ngành Giáo dục có thể làm những công việc gì

1. Giáo dục mầm non và tiểu học

Sinh viên học chuyên ngành giáo dục mầm non và tiểu học sau khi tốt nghiệp có thể làm các nghề như giám đốc, quản lý hoặc giáo viên trường mầm non. Phụ trách tư vấn phụ huynh, phụ trách các dịch vụ hỗ trợ xã hội của trường, mở các dịch vụ trông trẻ, phụ đạo học sinh hoặc hướng dẫn trẻ khuyết tật. Không chỉ các vị trí công việc mà các nơi làm việc đối với đào tạo bậc cũng khá đa dạng, từ các trường học công, các chương trình chăm sóc trẻ em đến các tổ chức phi lợi nhuận, các nhà thờ, các cơ quan dịch vụ xã hội và các tổ chức khác. Sinh viên sau tốt nghiệp muốn làm việc trong ngành giáo dục mầm non cần phải quan tâm hơn đến việc thúc đẩy phát triển lành mạnh cho trẻ em, xây dựng môi trường học tập phù hợp và sẵn sang làm với với phụ huynh học sinh. Các kỹ năng cần phải có nếu sinh viên muốn làm việc với bậc học này sau tốt nghiệp: sự linh động, khả năng giao tiếp, sự nhiệt thành và kiên nhẫn.

 

Tương tự với bậc đào tạo tiểu học, tuy nhiên các giáo viên ở bậc này còn phải biết thêm các khái niệm cơ bản về toán học và kỹ năng đọc, thiết kế kế hoạch giảng dạy, phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ, theo dõi và trao đổi với phụ huynh học sinh về sự tiến bộ trong học tập.

Các giáo viên của cả bậc mẫu giáo và tiểu học đều cần phải hoàn thành các khoá học về sự phát triển của trẻ, về tâm lý giáo dục, về dinh dưỡng, sức khoẻ và sự an toàn của trẻ và quản lý lớp học. Tuy nhiên, tuỳ vào đối tượng tiếp xúc mà nội dung các khoá học này sẽ khác nhau với bậc học đào tạo mầm non và đào tạo tiểu học.

 

2. Giáo dục trung học

Giáo dục bậc trung học khác biệt so với bậc mầm non và tiểu học ở tính chuyên sâu của các môn học. Trong khi ở bậc mầm non và tiểu học, giáo viên cần phải biết kiến thức cơ bản về các môn học, những kiến thức chung nhất thì ở bậc trung học các giáo viên cần phải biết chuyên sâu về 1 môn học cụ thể mà mình sẽ giảng dạy chứ không cần biết nhiều về các môn học khác. Các sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành này ra có thể tham gia giảng dạy ở các trường cấp 2 hoặc cấp 3 về một môn chuyên ngành như toán, khoa học, tiếng Anh, nghệ thuật, xã hội học. Để có thể giảng dạy các môn học này, các sinh viên cần phải lựa chọn các môn giảng dạy của mình trong chuyên ngành học đại học. Ngoài ra, các cơ hội nghề nghiệp khác có thể kể đến như: nhân viên tư vấn, huấn luyện viên, người giám hộ, thủ thư, phụ tá giáo viên.

 

3. Giáo dục đặc biệt

Ở bậc giáo dục này thì ngoài việc học tập, tinh thần, tình cảm và sự chăm sóc của giáo viên đóng vai trò không hề nhỏ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc với bậc học mầm non, tiểu học hay trung học. Các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này cũng tương tự như những yêu cầu trong các lĩnh vực giáo dục khác, trong đó có kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Đồng thời cần phải có sự kiên nhẫn, sự hiểu biết về tâm lý và khả năng làm việc với nhiều người khuyết tật.

 

4. Hiệu trưởng

Làm hiệu trưởng là chức vụ tối quan trọng trong trường học, đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức giao thoa giữa các nhà quản lý cũng như các nhà giáo dục. Hiệu trưởng trường có trách nhiệm giám sát các giáo viên và nhân viên, giám sát ngân sách và xử lý các vấn đề, đảm bảo trường của mình phù hợp với các tiêu chuẩn giáo dục của địa phương, tiểu bang và liên bang cũng như tập trung nâng cao nội dung chương trình giáo dục. Hiệu trưởng cần đảm bảo các nguồn lực cần thiết nhằm hỗ trợ các sinh viên tại trường, và đồng thời phải bắt nhịp được với sự phát triển của môi trường giáo dục.

Để có thẻ trở thành một hiệu trưởng, các họ sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp bậc đại học cần phải học lên bậc thạc sĩ (chuyên ngành lãnh đạo giáo dục) và kèm theo đó là rất nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.

 

5. Giáo dục dành cho bậc trưởng thành

Giáo dục cho bậc trưởng thành đòi hỏi các giáo viên hay giáo sư có một nền tảng kiến thức uyên bác về những kỹ năng chuyên biệt. Các giáo viên ở bậc này thường thiết kế bài giảng riêng và hướng học sinh đến với đích mà mình đã chọn. Không chỉ về kiến thức, các giáo viên còn cần phải trau dồi cho bản thân những thông tin về cộng đồng, về hỗ trợ tìm việc làm cho các học sinh của mình và những vấn đề khác của học sinh về cả mức độ cá nhân và mức độ chuyên gia.

Nhìn chung, ngoài các công việc như giáo viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí khác trong các tổ chức đào tạo, có thể là trường học hay các tổ chức về chính sách giáo dục. Hầu hết các ngành nghề trong giáo dục đòi hỏi bậc học cao hơn cử nhân và các chứng chỉ phù hợp.

 

Có thể du học ngành giáo dục tại Mỹ ở những trường nào?

Tuỳ thuộc vào sức học và nguồn kinh phí của bản thân, các bạn có thể lực chọn cho mình những ngôi trường phù hợp. Theo U.S. News & World Report, dưới đây là danh sách các trường top đầu trong đào tạo ngành giáo dục kèm theo chi phí học thạc sĩ tại các trường này mà các bạn có thể tham khảo. Các trường được xếp dựa trên các tiêu chí về sự chuyên sâu về nghiên cứu ngành này trong trường, các chương trình về ngành giáo dục mà trường cung cấp, về chất lượng các chương trình, nội dung chương trình và tỷ lệ thành viên khoa với học sinh.

1. Stanford University

Stanford University là một trong những trường nổi tiếng nhất nhì nước Mỹ, thuộc bang California, bờ Tây nước Mỹ. Trường đào tạo ngành giáo dục của Stanford Universitycó 53 trợ lý khoa làm việc toàn thời gian, học phí toàn thời gian đối với sinh viên quốc tế chuyên ngành giáo dục bậc thạc sĩ là $ 45.729/năm. Bậc đào tạo sau đại học của trường có đến 10 lĩnh vực chính, cho cả bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Chương trình đào tạo của trường nhấn mạnh sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành cho các ứng cử viên trình độ thạc sĩ trong chương trình học. Ngoài các chương trình học trên lớp, sinh viên có nhiều cơ hội đưa những bài giảng do mình thiết kế vào thử nghiệm tại East Palo Alto Academy-một trường bán công do trường đaịhocj điều hành- hay tham gia tình nguyện cho các hoạt động cộng đồng tại Stanford Haas Center for Public Service. Ngoài ra còn có các tổ chức sinh viên khác mà sinh viên có thể tham gia như: Nhóm làm việc về chính sách giáo dục và bình đẳng. Các chuyên ngành nổi bật của trường có thể kể đến: chính sách giáo dục, quản trị giáo dục, tâm lý học giáo dục, giáo dục bậc tiểu học, giáo dục bậc trung học.

 

2. Harvard University

Trường đào tạo giáo dục thuộc Harvard University nhấn mạnh vào kiến thức thực tế, từ việc giảng dạy, ra chính sách đến việc nghiên cứu. Sinh viên có thể hoàn thành chương trình thạc sĩ các chuyên ngành giáo dục (ví dụ như giáo dục nói chung và chính sách giáo dục quốc tế) chỉ trong vòng 1 năm. Chương trình đào tạo tiến sĩ của trường thông thường là 3 năm. Sinh viên học tiến sĩ có thể lựa chọn học 1 hoặc 2 kỳ trong chương trình tham dự học tại trường đào tạo giáo dục của University of California, Berkeley. Các chuyên ngành nổi bật của trường có thể kể đến: Chính sách giáo dục, quản trị giáo dục và quản trị giáo dục bậc cao. Học phí toàn thời gian tại trường vào khoảng $43,280/năm.

 

3. Johns Hopkins University

Là một trong những trường đứng đầu trong cả nước về giáo dục theo xếp hạng của U.S. News & World Report, trường đang làm việc để chuyển đổi hệ thống giáo dục của quốc gia thông qua một phương pháp tiếp cận liên ngành kết hợp giữa nghiên cứu và hướng dẫn để tạo ra mô hình trong giảng dạy, quản lý , lãnh đạo và chính sách phát triển. Mục tiêu của trường là dành cho sinh viên của mình để có những công cụ đổi mới nhất và các phương pháp hiệu quả để thúc đẩy việc học tập. 3 trung tâm của trường (Trung tâm Nghiên cứu và cải cách trong giáo dục, Trung tâm tổ chức xã hội của trường học và Trung tâm Công nghệ giáo dục) là nơi đào tạo nên những học giả được công nhận bậc quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục và nằm trong số những người nhận được tài trợ của Bộ giáo dục Mỹ cho các chương trình nhằm cải thiện kết quả giáo dục cho học sinh.

 

4. University of Wisconsin-Madison

Trường đào tạo giáo dục tại University of Wisconsin-Madison có nhiều chuyên ngành từ các chương trình đào tạo lãnh đạo giáo dục đến phân tích chính sách, tâm lý giáo dục, tư vấn và giáo dục bậc tiểu học, trung học và giáo dục đặc biệt. Học phí của các sinh viên quốc tế tại trường cho bậc cao học toàn thời gian là $25,197/năm.

 

5. University of Pennsylvania: #6

6. Northwestern University: #8

7. University of Texas-Austin: #10

8. University of California - Los Angeles: #11

9. University of California - Irvine: #25

10. George Mason University: #51

Giáo dục tại George Mason University (GMU) chuẩn bị cho bạn một nền tảng vững chắc trên con dường xây dựng sự nghiệp trong xã hội toàn cầu hiện nay. Từ ngày đầu tiên của Orientation (Định hướng sinh viên) cho đến kỳ thi cuối cùng bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ giảng viên, nhân viên và các cố vấn.

 

11. University of Vermont: #66

University of Vermont tọa lạc tại Burlington, thành phố lớn nhất của bang Vermont, cách biên giới Vermont – Quebec giữa Mỹ và Canada chỉ 72 km, University of Vermont là trường đại học lâu đời thứ 5 ở vùng New England (sau Havard, Yale, Darthmouth và Brown). Được thành lập vào năm 1791, trường đại học Vermont là một trong 52 trường “Flagship” của nước Mỹ.

 

Phuong Tran

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC MỸ

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 0901734288 (Zalo, Viber)

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388 (Zalo, Viber)

Email: contact@duhocnamphong.vn