Hệ thống giáo dục Anh quốc

Tổng quan du học Anh

Hệ thống giáo dục Anh quốc

02/08/2024 155 Lượt xem
Do các quy tắc nghiêm ngặt và tiêu chuẩn cao đối với các chương trình đào tạo, hệ thống giáo dục Anh được coi là có chương trình đào tạo tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên tìm hiểu về du học Anh, các bạn học sinh thường không tránh khỏi hoang mang bởi sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục ở Anh và Việt Nam. Vì vậy để định hướng du học Anh phù hợp việc hiểu rõ về hệ thống giáo dục Anh là rất cần thiết.

Hệ thống giáo dục Anh luôn được đánh giá là hệ thống giáo dục tiên tiến và là mô hình kiểu mẫu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Một ví dụ điển hình đó là Việt Nam. Với mục đích đào tạo nguồn nhân lực “Công dân toàn cầu”, tiếp cận tinh hoa nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, từ năm học 2017-2018 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GDĐT) đã áp dụng chương trình đào tạo song bằng tú tài Việt Nam và tú tài Anh quốc hệ THTP, còn gọi là hệ Cambridge. Học sinh chương trình này được đánh giá kiến thức tổng hợp nâng cao so với mặt bằng chung, Tiếng Anh vượt trội, có năng lực tư duy và kỹ năng tốt.

Theo Gov.uk, hệ giáo dục trên khắp Vương quốc Anh chia làm năm (05) hệ đào tạo cơ bản: Mầm non (Early years), Tiểu học (Primary), Trung học (Secondary), Giáo dục nâng cao (Further education -FE) và Đại học & Sau đại học (Higher Education - HE).

Tất cả mọi trẻ em trong độ tuổi từ 5 (4 ở Bắc Ireland) đến 16 đều trải qua chương trình giáo dục bắt buộc được chia làm 4 giai đoạn. Giáo dục nâng cao và Hệ đại học được giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Đại học là không bắt buộc.

1 Giáo dục mầm non (EYFS)

Ở Anh kể từ tháng 9 năm 2010, tất cả trẻ em ba (03) - bốn (4) tuổi đều được hưởng 15 giờ giáo dục mầm non miễn phí trong 38 tuần trong năm. Các bé mầm non có thể học tại các trường mẫu giáo, các lớp mầm non và các lớp tiếp nhận học sinh sớm trong các trường tiểu học ở cả hệ công lập và tư thục. Chương trình giảng dạy kết hợp một số tính năng được thiết kế để thúc đẩy việc cung cấp giáo dục mầm non chất lượng cao trong mọi môi trường. Các học sinh mầm non được phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, thể chất, cảm xúc, tìm hiểu các mối quan hệ xã hội và thế giới xung quanh. Ngoài ra, các kỹ năng như tập đọc, tập viết, làm toán hay tập vẽ cũng được bước đầu giới thiệu.

2 Giáo dục tiểu học (Primary)

Trẻ em bắt đầu đi học lớp 1 tại Anh lúc 5 tuổi, sớm hơn 1 năm so với Việt nam, nhưng bậc tiểu học ở Anh có tới 6 lớp, như vậy kết thúc bậc tiểu học, các em học sinh ở cả Việt Nam và Anh đều là 10 tuổi (tối đa 11 tuổi)

Giai đoạn 1 của giáo dục bắt buộc - trẻ từ 5 – 7 tuổi

Một số môn học chính bắt buộc ở giai đoạn này bao gồm: 

Tiếng Anh
Toán học
Lịch sử
Địa lý
Giáo dục thể chất
Âm nhạc

Trong năm đầu tiên của giai đoạn này, học sinh sẽ được học cấu trúc ngữ âm. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh lặp lại danh sách khoảng 40 từ thành tiếng. Vào cuối giai đoạn này các em sẽ làm bài thi đánh giá sự phát triển kiến ​​thức tiếng Anh, Toán và Khoa học.

Giai đoạn 2 của giáo dục bắt buộc: trẻ từ 7 - 10 tuổi (tối đa từ 8-11 tuổi)

Ở giai đoạn này, chương trình giảng dạy được thiết kế để cung cấp cho học sinh hiểu biết sâu hơn về kiến ​​thức đã học trước đó về các môn học cốt lõi. Cuối giai đoạn này,  các học sinh sẽ được kiểm tra các môn sau:

Đọc tiếng Anh.
Ngữ pháp, dấu câu và chính tả tiếng Anh.
Toán học.
Khoa học.

Môn tiếng Anh và Toán học, bài kiểm tra sẽ được thực hiện thông qua các bài kiểm tra đánh giá quốc gia, trong khi giáo viên sẽ tự đánh giá mức độ tiến bộ của từng học sinh trong môn Khoa học.

Mục tiêu chính của giáo dục tiểu học là tất cả các học sinh có khả năng đọc viết và tính toán cơ bản, cũng như thiết lập nền tảng về khoa học, toán học và các chủ thể khác.

Biểu đồ 1: So sánh hệ thống giáo dục Anh quốc – Việt Nam

Nhìn qua biểu đồ có thể thấy học hết cấp học cao nhất tại Anh thời gian ngắn hơn 2 năm so với học tại Việt Nam và các quốc gia khác kể cả Mỹ, Canada.

3 Chương trình Trung học (Secondary)

Bậc trung học dành cho học sinh từ 11-16 tuổi. Đặc điểm nền giáo dục Anh cho phép học sinh quốc tế đến du học Anh bắt đầu từ bậc Trung học. Chương trình cũng được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 3 của giáo dục bắt buộc - 11-14 tuổi

Giai đoạn cơ sở cho kỳ thi chứng chỉ GCSE (chứng chỉ chung cho Giáo dục Trung học)

Học sinh từ 11 đến 14 tuổi thuộc giai đoạn thứ ba của giáo dục bắt buộc, hoặc từ lớp 7 đến lớp 9. Đây là giai đoạn nền tảng vì chỉ vài năm sau, các em sẽ tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ quốc gia GCSE.

Chương trình học trong giai đoạn này cũng sẽ bao gồm các môn học mới mà học sinh được cho là phải có một số kiến ​​thức cơ bản trước khi chuyển sang các giai đoạn giáo dục tiếp theo.

Các môn học được dạy ở giai đoạn 3

Tiếng Anh
Toán
Khoa học
Lịch sử
Địa lý
Nghệ thuật và Thiết kế
Âm nhạc
Giáo dục thể chất
Ngoại ngữ hiện đại (Modern Foreign Languages)
Thiết kế, Công nghệ và Máy tính

Vào cuối giai đoạn 3 của giáo dục bắt buộc này, một số học sinh có thể thi lấy bằng GCSE hoặc các bằng cấp quốc gia khác.

Giai đoạn 4 của giáo dục bắt buộc - 14 -16 tuổi 

Hoàn thành bài kiểm tra lấy chứng chỉ GCSE

Giai đoạn cuối cùng của giáo dục bắt buộc kéo dài từ năm 14 đến 16 tuổi và bao gồm các năm từ năm 10 đến năm 12. Đây là giai đoạn phổ biến nhất để học sinh tham gia các kỳ thi đánh giá quốc gia, giúp các học sinh có thể lấy bằng GCSE hoặc các bằng cấp quốc gia khác.

Chương trình giảng dạy quốc gia bắt buộc ở giai đoạn này bao gồm các môn học "cốt lõi" và "nền tảng".

Các môn học "cốt lõi" - core subjects 

Tiếng Anh
Toán học
Khoa học

Các môn học "nền tảng" - foundation subjects

Tin học
Giáo dục thể chất
Quyền công dân (Citizenship)

Ngoài ra, các trường có nghĩa vụ phải giảng dạy một trong các môn học

Nghệ thuật
Thiết kế và Công nghệ
Khoa học Nhân văn (Humanities)
Ngoại ngữ hiện đại

Cuối giai đoạn này các học sinh sẽ tham gia kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ GCSE. Một số học sinh có thể thi sớm nếu giáo viên cho rằng học sinh đó có đủ khả năng.

Như đã nêu, các học sinh đều phải tham gia học các môn bắt buộc là tiếng Anh, Toán và Khoa học cho đến khi 15-16 tuổi. Ngoài ra các học sinh hệ GCSE có thể đăng ký học từ 5-25 môn học phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Chương trình cũng chú trọng đến nội dung hướng nghiệp cơ bản ban đầu để định hướng tương lai sớm cho các em. 

Kết thúc bậc học này, các em có quyền tự do lựa chọn học tiếp bậc học A Level để vào Đại học hoặc chọn học nghề hay đi làm luôn.

 3 A. Hệ tiền Đại học - A Level - Tú Tài quốc tế IB- Dự bị Đại học Foundation

Sau khi tốt nghiệp GCSE, học sinh có thể lựa chọn một trong các chương trình A-level hoặc Tú tài quốc tế IB hoặc Dự bị Đại học Foundation để có thể vào được Đại học.

A Level hay Advance Level là chương trình kéo dài 2 năm (năm 1 là AS và năm 2 là A2), dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên. Nếu xét về độ tuổi, chương trình có thể được coi là cấp trung học. Tuy nhiên, nói cho chính xác: Chương trình A Level là chương trình tương đương Giáo dục tiền Đại học (hoặc một số nơi gọi là Dự Bị Đại Học, nên bạn cần phân biệt Dự Bị Đại học - A Level và Dự bị đại học dành cho sinh viên quốc tế – International Foundation). Các học sinh có chứng chỉ A Level thường được các trường Đại học ưu tiên lựa chọn tuyển sinh hơn vì tính học thuật cao và thời gian học dài hơn Dự Bị Đại học - International Foundation đặc biệt là các chương trình Y Dược, Luật và kỹ thuật cơ bản. Chi tiết tham khảo ở đây

Học sinh sau khi hoàn thành năm đầu tiên trong chương trình A Level sẽ dự thi lấy chứng chỉ AS và hoàn thành năm  2 – A2 sẽ dự thi lấy chứng chỉ A Level. Hoàn thành 2 năm A Level bạn sẽ vào Đại học bằng cách đăng ký trường Đại học theo hệ thống UCAS của chính phủ Anh.

A Level là chứng chỉ được chấp nhận phổ biến nhất tại vương quốc Anh cho đầu vào đại học. Hàng năm có gần 400.000 thí sinh làm 780.000 bài thi A Level và một triệu bài thi AS Level.

Năm 2020, lần đầu tiên các kỳ thi bị hủy do đại dịch Covid-19

Tú tài quốc tế IB 

Dự bị Đại học Foundation 

4 Giáo dục nâng cao (Further Education)

Là chương trình giáo dục dành cho các học sinh sau khi hoàn thành hệ giáo dục bắt buộc và từ 16 tuổi trở lên không bao gồm các chương trình đào tạo tại các trường Đại học.

Đúng như tên gọi, hệ đào tạo này là giáo dục nâng cao của những chương trình đào tạo cơ bản và bắt buộc. Các chương trình đào tạo bao gồm cả Sixth Form (một tên gọi khác của hệ A Level), Đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng (Vocational Training) hay đào tạo trực tiếp ở các cơ sở làm việc (Apprenticeship) và các loại hình khác ngoài nhà trường.

Hệ đào tạo Sixth Form (hay cũng gọi là A Level): như đã nói ở trên, chương trình A Level ngoài việc được giảng dạy ở các trường PTTH công lập, tư thục hay PTTH quốc tế, hệ A Level còn được một số trường Cao đẳng lớn tại Anh giảng dạy như một phân khoa lớn tại trường bên cạnh những chương trình dạy nghề khác. Các chương trình A Level ở đây thường có học phí thấp hơn, môi trường học tập lớn hơn và các học sinh thường ở với các gia đình bản địa do nhà trường sắp xếp. Điều này đòi hỏi các học sinh phải tự lập hơn và có khả năng tiếng Anh tốt hơn các bạn học A Level ở trường Tư thục.

Đào tạo nghề (Vocational Training): như một phần trong hệ Giáo dục nâng cao của hệ thống giáo dục tại Anh, giáo dục dạy nghề tập trung vào đào tạo kỹ năng và định hướng nghề nghiệp. Đặc điểm hệ thống giáo dục Anh cho phép giáo dục dạy nghề đa dạng hoá các môn học và yêu cầu đầu vào tùy theo trình độ học vấn và kinh nghiệm của học sinh

Đào tạo trực tiếp ở các cơ sở làm việc (Apprenticeship) vì chương trình đào tạo nghề trực tiếp ở các cơ sở làm việc (Apprenticeship) chủ yếu tập trung vào công việc thực tiễn nên bất kỳ học viên quốc tế nào khi muốn tham gia chương trình này phải có đủ điều kiện làm việc tại Vương quốc Anh cũng như có loại visa làm việc phù hợp.

5 Đại học và Sau đại học (Higher Education – HE)

Giáo dục đại học là hệ đào tạo sau các khóa học tiêu chuẩn GCE A Level (General Certificate of Education Advanced Level), Cấp độ Cao hơn của SCE/National Qualification, GNVQ/NVQ Level 3 hoặc Edexcel (trước đây là BTEC) hoặc SQA National Certificate/Diploma.

Có ba cấp độ chính của hệ đào tạo Đại học và sau Đại học:

Chương trình Đại học - Undergraduate courses 

Bachelor’s degree – first degree (honors and ordinary). Đối với các sinh viên đại học ngành Y khoa, Nha khoa hoặc Thú y bằng đại học của họ thường có gắn thêm một giai đoạn nghiên cứu nâng cao trong lĩnh vực liên quan thường kéo dài một năm.

Đại học Anh thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, Scotland là một ngoại lệ, nơi các khóa học đại học kéo dài bốn năm để hoàn thành. Ngoài ra một số trường ĐH Anh có những khoá học 4 năm thường gọi là Sandwich Course. Chương trình này bao gồm một năm kinh nghiệm làm việc —thường được thực hiện vào năm thứ ba.

Các khóa học đại học khác (Other undergraduate courses) bao gồm tất cả các khóa học hệ đại học khác như Dự bị đại học (Foundation), SVQ hoặc NVQ: Level 5, Diploma (HNC/D Level), HND (hoặc tương đương), HNC (hoặc tương đương) và SVQ hoặc NVQ: Level 4 và Diplomas ở HE.

Theo quy định sinh viên thường tham gia các khóa học Đại học và Sau đại học tại các trường đại học và học viện nghiên cứu (Higher Education Institutions - HEI). Tuy nhiên cũng có một số sinh viên theo học các chương trình này tại các trường cao đẳng giáo dục nâng cao (Further Education – FE)

Một lưu ý khác: Một số trường đại học Anh cung cấp các chương trình cấp tốc, nơi bạn có thể lấy bằng Thạc sĩ ở cấp độ đại học. Không giống như các khóa học đại học truyền thống, các chương trình cấp tốc cho phép sinh viên tham gia thêm một năm học thay vì lấy bằng Cử nhân mà lấy bằng Thạc sĩ.

Chi phí khoá học này thấp hơn nhiều so với các khóa học đại học 3 năm thông thường; tuy nhiên, chương trình học thường căng thẳng hơn nhiều với kỳ nghỉ lễ ngắn hơn và lịch học khá dày đặc.

Các khóa học Sau Đại học - Post Graduate courses

  • Tiến sĩ - Doctorate,
  • Thạc sĩ - Master’s Degree (nghiên cứu và giảng dạy),
  • Các văn bằng sau đại học cũng như các chứng chỉ giáo dục sau đại học - Post Graduate Certificate of Education (PGCE),
  • Các văn bằng giảng dạy trình độ chuyên môn - Professional Degrees.

Các khoá học này thường yêu cầu đầu vào sinh viên phải có bằng cấp đại học có chuyên ngành liên quan.

Chương trình Tiến sỹ tại Anh kéo dài 3 năm, có những chương trình sẽ kéo dài hơn tuỳ thuộc vào công trình nghiên cứu của từng đề án.

Chương trình Thạc sỹ thường kéo dài 1 năm (một số chương trình kéo dài 2 năm trong đó học 1 năm và 1 năm đi làm workplacement – được trả lương mà không phải đóng học phí cho năm 2 mà chỉ phải đóng một khoản phí quản lý sinh viên cho nhà trường)

Chương trình giảng dạy và quy trình tuyển sinh giáo dục đại học

Trong hệ thống giáo dục Anh, hầu hết các giáo trình đều do các trường đại học cung cấp và không do chính phủ hoặc một số tổ chức giáo dục Anh kiểm soát. Ngoại lệ duy nhất là các chương trình đào tạo giáo viên là chính phủ có nhiều quyền quyết định.

Chính phủ Anh đã thành lập Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục - Office for Standards in Education, Children’s Services and Skills (Ofsted) để duy trì các tiêu chuẩn đó. Do các quy tắc nghiêm ngặt và tiêu chuẩn cao đối với các chương trình đào tạo giáo viên, hệ thống giáo dục Anh được coi là có một số chương trình đào tạo giáo viên tốt nhất trên thế giới.

Mặc dù các trường đại học tự xây dựng giáo trình, Văn phòng Tiếp cận Công bằng - Office for Fair Access (OFFA) trong hệ thống đại học Anh được thành lập để thúc đẩy quyền tiếp cận công bằng vào giáo dục đại học, ngay cả đối với tư cách là sinh viên quốc tế. Quyền tiếp cận phù hợp cũng bao gồm những người thuộc các nền văn hóa, chủng tộc, quốc tịch khác nhau và những người khuyết tật.

Du học Anh với tư cách là Sinh viên Quốc tế

Học sinh Việt Nam phải nộp đơn xin visa du học để học tại Vương quốc Anh.

Nếu bạn từ 16 trở xuống hoặc 17 tuổi và muốn học tại một trường tư thục ở Vương quốc Anh bạn có thể xin visa Child Student Visa.

Nếu bạn 16 tuổi trở lên bạn có thể nộp đơn xin visa General Student — visa sinh viên chính thức tại Vương quốc Anh. Trước khi nộp đơn xin visa sinh viên, hãy đảm bảo bạn có đủ điều kiện tài chính để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại đó trong suốt thời gian học tập. Khi nộp đơn xin visa đại sứ quán Anh sẽ yêu cầu bằng chứng về điều kiện tài chính của bạn để đảm bảo bạn có đủ tiền để trang trải học phí và các chi phí khác trong suốt quá trình học tập tại Anh.

>> Xem thêm thông tin Visa du học Anh

>>Xem thêm Lộ trình du học Anh theo lứa tuổi

Học phí và chi phí tại Anh

Danh tiếng của nền giáo dục đại học Anh song hành với chi phí. Học phí có thể khác nhau giữa các trường đại học, cũng như giữa các địa điểm.

Vì vậy, bạn nên kiểm tra trang web của trường đại học trước khi lập kế hoạch học tập. 

Học phí của các trường đại học Anh cũng khác nhau tùy thuộc vào bằng cấp và chương trình học. Học phí trung bình cho sinh viên quốc tế dao động từ 14,000 bảng Anh (300 triệu đồng) đến 35,000 bảng Anh (1 tỷ đồng).

>> Xem thêm thông tin Chi phí du học Anh

BH

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC ANH

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 090 17 34 288

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388

Email: contact@duhocnamphong.vn