9 bước làm hồ sơ Du học Mỹ
9 bước làm hồ sơ Du học Mỹ
Đầu tiên, nói đến Mỹ là nhắc đến nền giáo dục được đầu tư và phát triển với chất lượng hàng đầu thế giới. Với hệ thống hơn 4000 trường đại học đào tạo hơn 900 ngành học khác nhau, trong đó có 18 trường Đại học đứng trong TOP 49 trường Đại học tốt nhất thế giới (do tạp chí Anh Times Higher Education bình chọn), nước Mỹ cho phép sinh viên có cơ hội lựa chọn trường, ngành và địa điểm học tập vô cùng đa dạng.
Giáo dục Mỹ đề cao tính tự do và linh hoạt trong chọn môn học theo tiềm năng, sở thích, tỉ lệ cạnh tranh gắt gao gây hứng thú, một trong những tấm bằng có giá trị nhất. Và mặc dù, Chính phủ Mỹ không có nhiều hoạt động quảng bá cho ngành giáo dục nhưng các cơ sở đào tạo tại Mỹ chú trọng vào các thị trường tiềm năng, tăng số lượng học bổng cho sinh viên quốc tế cùng với đầu tư vào cơ sở vật chất và công nghệ là một lợi thế; nên đất nước này vẫn thu hút học sinh từ khắp nơi trên thế giới.
Số lượng học bổng Mỹ rất nhiều, có thể đạt được với giá trị từ vài trăm USD cho tới vài chục nghìn USD cho 4 năm học, thậm chí nếu đủ xuất sắc bạn có thể nhận được học bổng 100% học phí.
Bằng chứng là, năm học 2017-2018, trong số hơn 4,6 triệu du học sinh trên toàn thế giới thì có tới gần 1,1 triệu (~24%) sinh viên quốc tế lựa chọn tới Mỹ. Nói riêng, số học sinh Việt Nam liên tục tăng trong gần 2 thập kỷ qua. Việt Nam đứng thứ 6 về số lượng du học sinh tại Mỹ.
Năm 2019, dưới chính sách thắt chặt nhập cư của Tổng thống Donal Trump “khiến Mỹ có vẻ như không còn là một môi trường thân thiện nữa”, số lượng học sinh đến Mỹ giảm đáng kể, tuy nhiên Mỹ vẫn là top 5 nước chào đón lượng du học sinh nhiều nhất thế giới cùng với Anh, Pháp, Australia và Đức.
Bước 1. Tìm hiểu chung, lựa chọn ngành học và mục tiêu
Lựa chọn ngành thì bắt buộc dựa vào sở thích cá nhân/năng lực và định hướng của mỗi cá nhân. Bởi vì phải có đam mê và năng lực phù hợp thì bạn thì mới có thể nỗ lực trong 3 – 6 năm học tập (Thời gian học để có thể nhận được một tấm bằn Cử nhân của các trường Đại học trên “lý thuyết” là 4 năm nhưng thực tế các sinh viên tại Mỹ mất trung bình khoảng 5 năm để hoàn thành chương trình học là phổ biến) khó khăn tại nước ngoài.
Ngoài chọn ngành theo yếu tố phù hợp với cá nhân, có một số yếu tố khác như triển vọng của ngành cho cơ hội việc làm sau này, có đang thiếu hụt lao động trong ngành này không, ngành có hướng phát triển trong những năm tới (khi tốt nghiệp không), mức lương thống kê cho ngành này có cao không, các vị trí có thể làm liên quan đến ngành.
Lựa chọn được ngành học sau đó mới có thể chọn trường.
Lựa chọn trường xét trên yếu tố ngành học của trường đó đào tạo có tốt không, yêu cầu đầu vào, trường đó có vị trí ở đâu, khí hậu, vị trí gần các tập đoàn công ty đem tới cơ hội thực tập trong thời gian đi học, chi phí học tập…
Xem thêm:
>> Danh sách các trường Trung học Mỹ
>> Danh sách các trường Cao đẳng cộng đồng Mỹ
>> Danh sách các trường Đại học tại Mỹ
Ngoài ra, bạn nên dự trù trước tổng số tiền phải chuẩn bị cho học phí, các chi phí khác tại trường (Các trường, ngành có ranking càng cao thì học phí càng cao) và ai cũng biết rằng chi phí sinh hoạt ở Mỹ rất đắt đỏ tuy nhiên sẽ không giống nhau tại từng bang và thành phố. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, vì một khi lựa chọn Mỹ để du học thì hẳn là thành tích học tập hiện tại của bạn cũng khá ổn rồi phải không? Dựa vào thành tích đã đạt được, bạn có nhiều cơ hội để được xét trao các học bổng có giá trị cao, điều này sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình học tập 4 năm tại Mỹ.
Nhiều trường Đại học tai Mỹ có xếp hạng các các ngành học mà họ đào tạo tốt nhất theo ranking thế giới (QS World University Rankings), Mỹ (U.S. News & World Report) hoặc theo bang. Bạn có thể lọc chọn trường theo ngành bằng cách này. Các du học sinh cũng cần lưu ý về chương trình đào tạo ngành học của mình để tránh việc không hiểu rõ về ngành học và thất vọng về công việc sau khi tốt nghiệp.
Một số ngành được du học sinh lựa chọn chủ yếu khi du học Mỹ qua các năm, bao gồm: Kỹ thuật, Quản trị Kinh doanh, Toán học và Khoa học Máy tính, Truyền thông và Báo chí.
Bước 2. Xác định trường - định rõ mục tiêu du học
Bạn cần xác định rõ mục tiêu du học của mình bằng bước đầu tiên là vạch ra lộ trình du học cho mình. Bạn muốn bắt đầu du học từ lớp nào hay bậc học nào và mong muốn nhận được tấm bằng ra sao?
>> Xem thêm: Những lộ trình du học Mỹ dành cho học sinh Việt Nam
Sau khi đã chọn được lộ trình du học phù hợp với bản thân, bước tiếp theo trong việc xác định mục tiêu du học là kế hoạch sau khi tốt nghiệp: Sau khi hoàn thành các khóa học các bạn sẽ trở về Việt Nam làm việc hay muốn ở lại Mỹ và xin định cư....
Bước 3. Xin trường - Phỏng vấn - Chuẩn bị hồ sơ
Chất lượng của các trường Mỹ rất tốt, yêu cầu trong quá trình học tập cũng rất khắt khe. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện đầu vào để được chấp nhận vào trường. Tùy vào việc bạn mong muốn nhận đươc bằng cấp như thế nào: một chứng chỉ dạy nghề, bằng Cử nhân hay cao hơn là bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ mà các yêu cầu nhập học của từng trường, từng ngành sẽ khác nhau. Bạn cũng nên căn thời gian chuẩn bị phù hợp để tránh bỏ lỡ hạn nộp đơn vào trường.
Các trường Đại học Mỹ có 2 kỳ nhập học
- Kỳ mùa Xuân: từ tháng 1 tới tháng 5
- Kỳ mùa Thu: từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 cho tới tháng 12
Nhưng 25% các trường Đại học Mỹ không có kỳ mùa Xuân nên kỳ nhập học chính của các trường Mỹ nói chung là vào tháng 9 hàng năm. Nhiều trường có deadline đăng ký vào tháng 1 và muộn là tháng 3 cho kỳ khai giảng tháng 9. Vậy, thời gian cho việc tìm hiểu thông tin, lên kế hoạch nộp hồ sơ nên là trước từ 1 năm đến 1 năm rưỡi. Thời điểm bạn nên hoàn thành hồ sơ nộp trường/học bổng lý tưởng nhất là vào khoảng 15 tháng 12.
Trong thời gian xin trường, bạn và gia đình cũng nên chuẩn bị dần các giấy tờ cho hồ sơ xin visa Mỹ. Khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 là lúc bạn đã hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị cho bước phỏng vấn visa quan trọng tại Lãnh sự quán.
>> Xem thêm: Những giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ du học Mỹ
4. Nhận I-20
I-20 là giấy chứng nhận của trường đại học bạn xin nhập học gửi cho Sở Di trú Chính phủ Mỹ hoặc Tòa Lãnh Sự Mỹ, chứng nhận rằng bạn đã được nhận vào trường, đã được chấp nhận vào học cho tới cuối chương trình và sẽ học với tư cách toàn thời gian mỗi khóa học hàng năm.
I-20 là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ xin visa. Mẫu I-20 phải được ký chữ ký của bạn trước khi nộp cho Tòa Đại sứ hoặc Tòa Lãnh sự hoặc Sở Di trú. Đây thực chất là một thỏa thuận giữa bạn và trường đại học sẽ tuân theo điều lệ của nhà trường và cho phép nhà trường cung cấp dữ liệ và thông tin liên quan cá nhân bạn cho Sở Di trú. Khi mẫu này được chấp nhận, một trang sẽ được lưu trữ bởi Sở Di trú, trang còn lại được gọi là Student ID Copy do bạn giữ. Bạn cần lưu ý ngày tháng đã điền trong I-20 và đến Mỹ trình diện trường trước ngày đó nếu không sẽ phải xin giấy nhà trường và giải thích về lý do chậm trễ hoặc phải đợi đến kỳ sau mới nhập học (xin mẫu I-20 khác).
Khi nộp đơn xin nhập cảnh vào Mỹ, bạn phải nộp mẫu I-20 cùng với mẫu di trú I-94.
5. Đóng phí SEVIS
SEVIS - Student & Exchange Visitor Information System là hệ thống internet được xây dựng bởi Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS). Nhiệm vụ của là phí an ninh quốc phòng của Mỹ được xây dựng trên là theo dõi và giám sát tất cả những thông tin liên quan đến visa du học Mỹ của sinh viên quốc tế bao gồm các loại visa: M, F, J, F-2, M-2, J-2.
Phí SEVIS là khoản tiền du học sinh sẽ đóng cho Bộ An ninh quốc phòng Hoa Kỳ để duy trì và bảo trì hệ thống SEVIS. Nói đơn giản thì đó là số tiền bạn cần phải đóng cho SEVIS để họ theo dõi và giám sát các thông tin liên quan đến visa, đảm bảo rằng tất cả các vấn đề liên quan đến visa của bạn đều được thông báo trong thời gian ngắn nhất.
Phí SEVIS visa F-1 và visa J-1 thay đổi bắt đầu từ ngày 24/6/2019. Cụ thể như sau:
- Visa F-1: Mức phí SEVIS tăng từ 200 USD lên 350 USD
- Visa J-1: Mức phí SEVIS tăng từ 180 USD lên 220 USD
Phí SEVIS được đóng sau khi bạn nhận được I-20 đến từ trường đại học bạn nộp hồ sơ xin theo học. Lưu ý phí này không được hoàn lại ngay cả khi bạn đổi trường hay không may bị trượt visa. Phí SEVIS có thời hạn đến khi I-20 hết hiệu lực.
Các cách đóng phí SEVIS
- Cách 1: Đóng phí trực tuyến bằng thẻ tín dụng
Chi phí SEVIS được đóng cho Bộ An ninh quốc phòng Mỹ, vậy nên thanh toán chỉ được thực hiện khi bạn có thẻ tín dụng quốc tế Visa hoặc Mastercard, nếu chỉ có thẻ nội địa thì bạn không thể đóng phí an ninh theo hình thức này.
Để đóng phí an ninh bằng thẻ tín dụng, các bạn truy cập vào địa chỉ website: https://www.fmjfee.com/i901fee/index.html. Sau đó chọn I-901 Payment và điền đầy đủ mọi thông tin website yêu cầu để thanh toán SEVIS. Bạn cần lưu biên lai và nộp lại cho Đại sứ quán để chứng minh bạn đã thanh toán đủ chi phí an ninh cho Chính phủ Mỹ.
- Cách 2: Đóng phí qua đường bưu điện
Đóng phí qua đường bưu điện cũng là một cách để đóng phí SEVIS, tuy nhiên nhược điểm của cách này là chỉ chấp nhận các ngân phiếu được cấp tại Hoa Kỳ và mất rất nhiều thời gian để nhận được biên lai thu phí để nộp cho đại sứ quán khi phỏng vấn du học Mỹ (khoảng thời gian này có thể kéo dài 1 tháng hoặc hơn).
Cách đóng phí SEVIS cho đường bưu điện được thực hiện như sau:
Truy cập vào địa chỉ: https://www.ice.gov/ và tải mẫu đơn I-901 có trên web
Điền đầy đủ các thông tin cần thiết theo hướng dẫn tại trang 2 của mẫu đơn I-901
Gửi mẫu đơn đến Bộ An ninh nội địa Mỹ
6. Đóng phí Visa
Các bước nộp lệ phí visa Mỹ:
Truy cập vào hệ thống đăng ký visa của ĐSQ và tạo tài khoản. Điền thông tin của bạn như được yêu cầu trên website
Khi đã đến phần Payment, hãy chọn “Payment Options”. Bạn sẽ nhận được tờ CGI Deposit. Hãy in tờ CGI Deposit của bạn và mang đến trụ sở ngân hàng HSBC hoặc bưu điện Việt Nam để nộp phí. Lưu ý rằng mặc bạn phải nộp phí bằng tiền mặt theo mệnh giá VND, không phải USD, ở Việt Nam. Trên tờ CGI sẽ có ghi khoản tiền theo mệnh giá VND tương ứng với số tiền $160 bạn cần nộp. Hãy giữ lại hóa đơn của HSBC hoặc bưu điện vì bạn sẽ cần số CGI Reference cho việc đăng kí lịch hẹn phỏng vấn sau đó.
7. Hoàn tất DS-160
DS – 160 là mẫu đơn xin visa điện tử, được áp dụng cho các đối tượng xin visa Mỹ với mục đích không định cư như Du lịch, Du học, … Đây là thủ tục bắt buộc cần phải hoàn tất trước khi bạn đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Bạn có thể in tờ xác nhận trang sau khi hoàn thành khai thông tin và lưu lại mã vạch 10 chữ số cho việc đặt lịch hẹn. Nếu bạn không thể khai thông tin hoàn thiện trong 1 lần hãy ghi nhớ Application ID (có hiệu lực trong vòng 30 ngày) để có thể tiếp tục vào lần sau.
8. Đặt lịch hẹn phỏng vấn
Sau khi hoàn thành việc nộp phí, hệ thống của ĐSQ sẽ xác nhận và cho phép bạn bắt đầu việc đặt lịch hẹn phỏng vấn sau đó. Bạn cần đăng nhập lại vào hệ thống này để tiến hành việc đặt lịch hẹn. Khi đặt lịch hẹn, bạn cần cung cấp:
- Số hộ chiếu của bạn
- Số Reference từ hóa đơn xác nhận nộp phí visa của bạn
- 10 chữ số từ trang xác nhận đơn DS 160 của bạn
Sau khi việc đặt lịch hẹn thành công, Lãnh sự quán sẽ gửi mail xác nhận lại vào email mà bạn đã đăng ký.
9. Phỏng vấn và nhận kết quả Visa
Khi đi phỏng vấn, bạn cần mang theo:
- Bản photocopy của thư hẹn
- Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất sáu tháng trước thời gian định lưu trú tại Hoa Kỳ, hộ chiếu cũ (nếu có) và các giấy tờ kèm theo hỗ trợ cho việc phỏng vấn.
- Biên nhận thanh toán phí xét đơn visa.
- Trang xác nhận của DS-160 (Mã vạch trên đơn DS-16 của bạn phải trùng với mã vạch trên trang xác nhận cuộc hẹn).
- Một ảnh màu kích thước 5×5 mới chụp trong vòng 6 tháng trên nền màu trắng và không đươc chỉnh sửa.
- Khi đã hồ sơ đã sẵn sàng, hãy đến Đại sứ quán đúng hẹn.
Những lưu ý khi phỏng vấn visa Mỹ:
- Không được phép mang các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động vào bên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên để các thiết bị này ở nhà hoặc trong ô tô/xe máy. Bạn cũng có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian Phỏng vấn Visa Mỹ.
- Bảo vệ sẽ giữ lại giấy tờ tùy thân cho đến khi bạn rời khỏi tòa nhà.
- Nếu bạn dưới 17 tuổi thì bạn phải có bố/mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp đi cùng đến Phỏng vấn Visa Du lịch Mỹ.
- Tất cả những bước trong buổi Phỏng vấn xin Visa Mỹ sẽ được gọi bằng số. Thế nên bạn hãy lắng nghe thật kỹ và nhớ số của mình để đảm bảo rằng bạn không bị bỏ sót lượt của chính mình.
- Trang phục: Phải lịch sự, gọn gàng, thể hiện sự tôn trọng với người đối diện
- Thái độ khi Phỏng vấn xin Visa Du lịch Hoa Kỳ:
Mặc dù có đầy đủ hồ sơ, nhưng yếu tố quan trọng quyết định cuối cùng là phong thái khi trả lời phỏng vấn và mục đích đi rõ ràng. Nắm rõ và tư tin với hồ sơ của bản thân, thái độ vui vẻ và trung thực cùng kế hoạch rõ ràng khi tới Mỹ đi về luôn tạo được ấn tượng tốt từ phía Lãnh Sự Quán. Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài từ 15 – 20 phút nên với mỗi câu hỏi hãy cố gắng trả lời chính xác và ngắn gọn.
Kết luận:
Trên đây, Nam Phong đã tổng hợp 9 bước trong quá trình chuẩn bị đi du học Mỹ, nếu như bạn còn băn khoăn bất cứ bước nào từ việc chọn trường chọn ngành hay gặp khó khăn trong việc xin visa Mỹ, hãy liên hệ với Du học Nam Phong để được các chuyên viên chuyên nghiệp hỗ trợ tốt nhất.
NAM PHONG EDUCATION
Văn phòng HN:
Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội
Hotline 0901734288 (Zalo, Viber)
Văn phòng HCM:
253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM
Hotline 093 205 3388 (Zalo, Viber)
Email: contact@duhocnamphong.vn