30 Câu hỏi phỏng vấn Visa Úc thường gặp

Visa du học Úc | DU HỌC ÚC

30 Câu hỏi phỏng vấn Visa Úc thường gặp

19/02/2020 6342 Lượt xem
Phỏng vấn visa Úc, Mỹ hay UK tựu chung đều là một cuộc đối thoại trực tiếp để nhân viên lãnh sự có thể nắm thêm thông tin của ứng viên. Dù thế nào, sự chuẩn bị tốt và thái độ học tập nghiêm túc sẽ là chìa khóa giúp bạn vượt qua buổi phỏng vấn du học Úc một cách dễ dàng

  • Phỏng vấn visa Úc sẽ diễn ra sau khi nộp hồ sơ visa.
  • Sau khi nộp hồ sơ, sẽ có trường hợp nhân viên Bộ di trú  thấy cần thêm thông tin, sẽ liên hệ với bạn để phỏng vấn.
  • Phỏng vấn sẽ  thực hiện bằng tiếng Việt
  • Phỏng vấn visa Úc là phỏng vấn trên điện thoại. Nhân viên xét visa sẽ liên hệ với bạn theo số điện thoại ghi trong hồ sơ.

Câu hỏi liên quan tới Kế hoạch học tập và thông tin khóa học, trường học tại Úc

Dạng câu hỏi:

  1. Khóa học là gì, kéo dài bao lâu, chi phí, lộ trình khóa đi từ bậc nào sang bậc nào (nếu có), đầu ra làm nghề gì, có các môn học như thế nào? Có thực tập hay không?
  2. Tại sao bạn phải theo lộ trình như vậy?
  3. Thang bằng cấp của Úc có mấy thang bậc? Bậc học bạn học nằm ở bậc số mấy? 
  4. Bạn được cấp bằng gì sau khi học bậc học này?
  5. Bạn đã tham khảo những trường nào cùng dạy ngành này?
  6. Lý do bạn chọn trường A thay vì trường B? 
  7. Lý do học tập tại Úc sẽ tốt hơn cho tương lai của bạn?
  8. Tại sao bạn chọn học ở thành phố A?
  9. Tại sao không theo học trường quốc tế ở Việt Nam? Ví dụ bạn đi học RMIT ở Úc nhưng không chọn RMIT Việt Nam

Tips:

  • Lộ trình rõ ràng, đưa ra một số mốc thời gian chính và dự kiến đạt được điều gì. Làm chủ kế hoạch của bản thân.
  • Đừng nắm lơ mơ về ngành học của bạn, hãy ghi nhớ những thông tin đặc thù
  • Hiểu rõ về bậc học của mình
  • Hãy đưa ra những lợi thế về việc học tập tại Úc (ranking trường tốt, nâng cao khả năng tiếng Anh, khóa có thực tập, cơ sở vật chất tốt, mở rộng quan hệ quốc tế...)
  • Hãy nghiên cứu về ngành bạn chọn tại trường bạn chọn, so sánh với các trường khác (có thể chọn vì chi phí rẻ hơn, hoặc do trường này có đối tác mà bạn yêu thích, do tuổi đời của trường lâu hơn, v...v...)
  • Hãy nghiêm túc với kế hoạch của bản thân, và tìm hiểu kỹ, nắm kỹ thông tin. Chắc chắn các câu hỏi thuộc nhóm này không thể làm khó bạn.

Một số ví dụ:

Tại sao lại lựa chọn ngành kỹ sư? 

Em rất thích và thấy mình có khả năng trong việc lắp ráp và hình dung các mô hình máy móc, khi học cấp 3 ở Việt Nam tôi có tham gia một số câu lạc bộ cơ khí ở trường ĐHBK cùng các khóa trên.”

Tại sao bạn chọn học ở Canberra chứ không phải Sydney?

“ Em thích trải nghiệm cuộc sống ở Canberra vì theo tìm hiểu, Canberra là thủ đô nhưng có môi trường sống yên bình, và là nơi có nhiều viện nghiên cứu khoa học, chính trị…”

Tại sao không theo học trường quốc tế ở Việt Nam? Ví dụ bạn đi học RMIT ở Úc nhưng không chọn RMIT Việt Nam?

" Học RMIT Việt Nam có thể học 1 năm ở Việt Nam và 2 năm ở Úc. Tuy nhiên như vậy em phải thay đổi môi trường học 2 lần, từ cấp 3 lên Đại học ở Việt Nam, rồi thứ năm 1 ở Việt Nam sang năm 2 ở Úc. Thay đổi môi trường sẽ mất thời gian, nên em chọn đi du học ngay từ năm 1"

Tại sao em lại lựa chọn học commerce và science mà không phải là chỉ học tập trung vào ngành commerce?

Các câu hỏi liên quan tới Việc học tập/làm việc của bạn ở Việt Nam

Dạng câu hỏi:

  1. Bạn giới thiệu về bản thân?
  2. Bạn đang học trường nào?/ Bạn làm nghề gì?
  3. Bạn tốt nghiệp năm nào?
  4. Bạn học đại học/ trung học từ năm nào đến năm nào?
  5. Khi học phổ thông, bạn học khá môn nào nhất?

Tips:

Chỉ nên đưa những thông tin phù hợp với ngành học tiếp theo của bạn. Tốt nhất thông tin này nên logic với mục tiêu nghề nghiệp tiếp theo. Nếu không thể, chẳng hạn bạn học thạc sỹ một ngành khác với ngành bạn đang theo học ở Đại học, hãy tìm một lý do thật xác đáng để lý giải cho điều này.

Thường với các trường hợp phụ huynh trả lời phỏng vấn, hãy luôn lưu tâm các thông tin về quá trình học tập của con bạn, thông tin lớp học, học lực của con và những thể hiện của con cho thấy con bạn phù hợp với ngành học sắp tới. Nếu con bạn học Toán tốt, nhưng lại đi theo lĩnh vực Công nghệ Sinh học, thì hãy tìm một lý do thuyết phục cho lựa chọn của học sinh. “Thực tế Toán giúp cháu luyện khả năng tư duy logic, còn Sinh học là thứ cháu đam mê và mong muốn theo đuổi sau. Cháu rất quan tâm và hứng thú với ngành này, thường xuyên.”

Nhóm câu hỏi về Khả năng tài chính của gia đình

Dạng câu hỏi:

  1. Dự tính tổng chi phí du học Úc của bạn?
  2. Ai sẽ tài trợ cho quá trình đi học của bạn?
  3. Thu nhập của bố mẹ bạn là bao nhiêu 1 tháng?Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng? Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của ba mẹ bạn không?
  4. Bố mẹ bạn có đóng thuế thu nhập không?
  5. Bố mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho việc học của bạn tại nước ngoài?
  6. Có bao nhiêu người phụ thuộc vào nguồn tài chính của người tài trợ tiền đi học cho bạn?
  7. Gia đình bạn có bất động sản gì không?

Tips:

Hãy cung cấp các thông tin về thu nhập, đất đai, công việc, nguồn tích lũy của gia đình để chuẩn bị cho việc học của học sinh/sinh viên tại Úc. Câu hỏi này sẽ kiểm tra khả năng chi trả của bạn, nhằm cho thấy hồ sơ của bạn An toàn. Vậy hãy trả lời cụ thể, và ngắn gọn.

Tính toán trước các con số và trả lời ngắn gọn. Thông tin trùng khớp với những gì đã khai trong hồ sơ. Nếu có học bổng, bạn phải có giấy xác nhận từ trường/ tổ chức trao học bổng để chứng minh.

Nhóm câu hỏi về Thông tin nhà ở, làm thêm và cuộc sống của sinh viên tại Úc:

Dạng câu hỏi:

  1. Bạn sẽ ở đâu tại Úc?
  2. Nếu như ktx của trường không còn chỗ cho bạn thì bạn sẽ ở đâu?
  3. Bạn có tính đi làm thêm trong quá trình học không?
  4. Bạn có người thân ở bên Úc không?

Tips:

Hãy chuẩn bị các thông tin về nơi ở của con bạn ở bên cạnh để trả lời nhanh chóng câu hỏi này, bạn có thể nói rằng mình sẽ lựa chọn ở homestay để có người có thể chăm sóc và cháu được hòa nhập văn hóa.  (nếu người trả lời là phụ huynh học sinh)

Ở thời điểm này, bạn có thể chưa tìm nhà, hay đặt ký túc xá vì vẫn đang chờ visa, nhưng về cơ bản đã có lựa chọn ở dạng nào: homestay/ kí túc/ thuê ngoài. 

Thời gian làm thêm ở Úc quy định cho du học sinh là 40 giờ cho 2 tuần, tuy nhiên bạn có thể không cần phải đi quá sâu về việc làm thêm ở đâu và như thế nào vì bạn chưa đặt chân tới Úc và cần có thời gian để hoà nhập với cuộc sống.

Lộ trình rõ ràng. Tiếp tục học cao lên hoặc trở về Việt Nam

Kế hoạch của bạn sau khi kết thúc chương trình học tại Úc?

Dạng câu hỏi:

  1. Nếu học cao lên, bạn sẽ học ngành gì, bạn đã nhắm đến một số trường như thế nào?
  2. Nếu về Việt Nam, bạn sẽ làm theo ngành gì, nếu có tên công ty cụ thể càng tốt.
  3. Bạn có dự định ở lại đất nước Úc làm việc sau khi hoàn thành khóa học không?
  4. Bạn nghĩ bạn có thể đạt mức lương bao nhiêu hoặc làm việc ở đâu để xứng đáng với công sức và tiền bạc em đã bỏ ra ở Úc?
  5. Nếu có công việc tốt tại Uc bạn có ở lại không?

Tips:

Ở câu hỏi này, hãy nắm rõ điều kiện của visa du học sinh. Một trong những điều kiện đó là bạn không được gia hạn visa du học sinh và phải trở về nước khi visa của bạn hết hạn.

Khi hoàn thành khóa học, nếu bạn dự định học lên thạc sỹ, bạn cần apply visa du học mới.

Nếu bạn dự định đi làm ở Úc để trải nghiệm, bạn cần apply visa 485 - visa sau tốt nghiệp có thể được cấp ở lại từ 2 - 3 năm tùy vùng

Hoặc bạn có thể quay trở lại Việt Nam.

Để phỏng vấn visa Úc với bạn dễ như trở bàn tay?

  • Chuẩn bị tốt từ khâu hồ sơ để đảm bảo một bộ hồ sơ mạch lạc, logic, và thuyết phục. Có thể in ra và học thuộc.

  • Chú ý chuẩn bị kỹ phần kế hoạch học tập và mục đích học tập tại Úc. Thực tế, dù không phỏng vấn bạn cũng nên nắm rõ điều này.

  • Thái độ tự tin, bình tĩnh. Đừng quá hồi hộp lo lắng mà quên mất mình muốn nói gì.

  • Trả lời ngắn gọn, vào thẳng vấn đề

  • Không tỏ thái độ chê bai giáo dục tại nước nhà

  • Luyện trước ở nhà hoặc với Du học Nam Phong với “Bộ câu hỏi thường gặp khi Phỏng vấn visa Úc”

  • Luôn mở máy điện thoại trong suốt thời gian chờ visa.

  • Với học sinh dưới 18 tuổi, khả năng cao người nhận phỏng vấn sẽ là bố mẹ. Vậy bố/ mẹ hãy lưu ý về vấn đề này.

 

NHM

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC ÚC

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 090 17 34 288

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388

Email: contact@duhocnamphong.vn