Các thuật ngữ viết tắt - du học Mỹ

Tổng quan Du học Mỹ | DU HỌC MỸ

Các thuật ngữ viết tắt - du học Mỹ

19/10/2015 9324 Lượt xem
Trong quá trình tìm hiểu du học Mỹ, chắc hẳn bạn thường xuyên bắt gặp những thuật ngữ viết tắt. Dưới đây Nam Phong đã tổng hợp những thuật ngữ thường được sử dụng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin nhập học, xin hỗ trợ tài chính, visa... nhằm giúp các bạn du học sinh đang quan tâm hiểu rõ hơn về du học Mỹ.

I-20

Giấy chứng nhận của trường bạn xin nhập học gửi cho Sở Di trú Chính phủ Mỹ hoặc Tòa Lãnh sự Mỹ, chứng nhận rằng bạn đã được công nhận là sinh viên/ học sinh của trường, đã được chấp thuận vào học cho đến cuối chương trình và sẽ theo học với tư cách là học sinh/ sinh viên toàn phần (full time) mỗi khóa học hằng năm.

Khi nộp đơn xin nhập cảnh Mỹ, bạn phải nộp mẫu I-20 cùng mẫu di trú I-94. Trong quá trình sống ở Mỹ, I-20 sẽ được dùng để thông báo cho Sở di trú khi bạn thay đổi trường học hoặc muốn gia hạn chương trình học của bạn và những quyền lợi khác. Ngoài ra, bạn cần mang theo mẫu I-20 này và xin chữ ký của Foreign Students Advisor (Cố vấn sinh viên nước ngoài) ở trường bạn mỗi lần bạn du lịch ra ngoài nước Mỹ.

I-94 

Là mẫu đơn cung cấp thông tin các ngày xuất nhập cảnh của ngoại kiều do hệ thống máy tính của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS) ghi nhận.

DS-160

Còn được biết đến với tên gọi Online Nonimmigrant Visa Application. Đây là đơn đăng ký xin thị thực trực tuyến. Đơn xin thị thực DS-160 phải được điền đầy đủ và nộp trực tuyến trước cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Yêu cầu số mã vạch trên trang xác nhận của DS-160 để đặt lịch phỏng vấn. Mẫu đơn DS-160 phải được nộp trực tuyến - Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ không chấp nhận đơn viết tay hoặc đánh máy và bạn sẽ không được phép tham dự phỏng vấn nếu không có trang xác nhận DS-160.

Khi bạn ký vào mẫu DS-160 điện tử, bạn xác nhận rằng tất cả các thông tin có trong mẫu là đúng và chính xác. Trình bày sai bất kỳ thông tin nào cũng có thể khiến bạn không đủ tư cách nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Giao lưu văn hóa

Là chương trình được Chính phủ Mỹ tài trợ về tiền học phí có thời gian 1 năm, dành cho học sinh từ lớp 9 tới lớp 11, GPA từ 7.0 trở lên. Học sinh sẽ sống cùng gia đình người bản xứ và học tập tại Mỹ. Thành tích về học tập và ngoại khóa trong thời gian này không có nhiều giá trị trong việc apply vào các trường học sau này nhưng là cơ hội tốt để học sinh nâng cao khả năng ngôn ngữ, tiếp xúc và giao lưu với nền văn hóa mới, là bước chuẩn bị tốt cho việc du học sau này.

Advanced Placement (AP)

Các môn AP là những môn học nâng cao, ở mức đại học dành cho các học sinh trung học có năng lực ở Mỹ. Chương trình AP cung cấp các môn học ở trình độ đại học. Chương trình này có khoảng 38 môn học từ hóa học, lý thuyết âm nhạc, ngoại ngữ đến nghệ thuật sân khấu,..

Các môn học AP được công nhận bởi hầu hết các trường đại học ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Được khuyến khích tại các trường Đại học, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí nếu bạn hoàn thành các môn AP với điểm số từ 3.0 trở lên (thang điểm 5), bạn sẽ được miễn các môn học tương tự ở bậc đại học.

Bạn không cần phải tham gia vào một lớp AP mà có thể đăng ký trực tiếp thi.

Chương trình IB

Chương trình học nâng cao toàn diện, được công nhận bởi các trường đại học trên toàn thế giới. Nhìn chung, so với chương trình AP không có nhiều trường cung cấp chương trình IB cho học sinh ở Mỹ: chỉ khoảng 830 trường có chương trình này, trong khi có gần 14.000 trường trung học công lập cung cấp các lớp học AP.

IB có hai chương trình chính: chương trình cấp chứng chỉ và chương trình cấp bằng tốt nghiệp. Chương trình IB được thiết kế với 6 nhóm môn học: ngôn ngữ và văn học, ngoại ngữ thứ hai, cá nhân và xã hội (lịch sử, kinh tế, địa lý và các môn khoa học xã hội khác), khoa học thí nghiệm (sinh học, hóa học, vật lý và các môn khoa học khác), Toán học, các môn về nghệ thuật (nghệ thuật thị giác, âm nhạc, kịch,..)

Một học sinh có thể chọn học các môn ở cấp độ cơ bản hoặc nâng cao tùy theo nhu cầu của từng học sinh. Học sinh bắt đầu chương trình trong lớp 11 (năm 1), và sau đó yêu cầu hoàn thành vào lớp 12 (năm 2) với các kỳ thi cuối khóa vào cuối năm thứ 2 cùng với một bài luận mở rộng. Muốn tham dự kỳ thi IB bạn phải tham gia vào các lớp học IB.

Có một số trường kết hợp cả hai chương trình để giảng dạy cho học sinh nhằm giúp học sinh tận dụng được lợi thế của cả hai loại chương trình này.

Tổng quan thì các trường Đại học coi giá trị của các lớp AP và IB là ngang nhau, tùy theo từng trường khác nhau mà bạn sẽ được miễn bao nhiêu tín chỉ Đại học khi có tín chỉ AP hoặc IB.

SAT(Scholastic Aptitude Test)

Một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ. Kỳ thi SAT được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ, và được phát triển bởi tổ chức ETS – Educational Testing Service.

SAT là điểm bắt buộc đối với sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế khi muốn học chương trình cử nhân tại trường đại học. Đây là kỳ thi quan trọng để đánh giá kiến thức tự nhiên và xã hội. Điểm thi SAT có giá trị trong vòng 5 năm.

Phân loại:

  1. SAT Resoning (SAT I):

Bao gồm 10 phần: trong đó có 9 phần tính điểm chia đều cho 3 phần chính (Toán, Đọc hiểu, Viết). Phần còn lại không tính điểm chỉ dùng để chuẩn hóa bài thi SAT và không được báo trước (có thể rơi vào 1 trong 3 phần Toán, Đọc hiểu hoặc Viết)

Thang điểm: 200 – 800/ mỗi phần/ Tổng điểm: 600 – 2400 điểm

Thời gian thi: 3 giờ + 45 phút.

  1. SAT Subject Test (SAT II):

Là phần thi riêng biệt cho từng môn. Tùy từng trường, tùy từng ngành học mà bạn được yêu cầu phải thi môn nào nhưng thường thi bạn có thể tùy chọn 3 môn trong số các môn thi sau:

  • Tiếng Anh: Văn học
  • Lịch sử: Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới
  • Toán (Toán 1, Toán 2)
  • Các môn khoa học khác: Sinh (E/M) , Hóa, Lý
  • Ngoại ngữ: tiếng Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hebrew (Do Thái) hiện đại, Ý, Latinh, Nhật, Hàn.
  • Thang điểm: 200 -800/ phần thi
  • Hình thức thi: Tất cả đều trắc nghiệm ngoại trừ một số môn đặc biệt có những cách thi riêng như Sinh học hoặc các môn ngoại ngữ (phần thi nghe), Toán.
  • Thời gian: 60 phút/môn. Tổng thời gian 3 giờ 20 phút

ACT (American College Test) 

Bài kiểm tra đầu vào đạt tiêu chuẩn Đại học của Chương trình kiểm tra cao đẳng Hoa Kỳ. Bài kiểm tra trắc nghiệm gồm các môn: Anh, Toán, Đọc và Khoa học (hoặc có cả bài kiểm tra viết luận). 

IELTS (International English Language Testing System)

Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết. IELTS là cuộc thi kiểm tra trình độ thông thạo Anh ngữ quan trọng và phổ biến nhất thế giới cho mục đích học tập, làm việc và định cư. Bài thi được đồng điều hành bởi ba tổ chức University of Cambridge ESOL, Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989. Người thi có thể lựa chọn giữa hai hình thức: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):

TOEFL (Test Of English as a Foreign Language)

bài thi chuẩn quốc tế đánh giá năng lực tiếng Anh được thiết kế bởi ETS ( Educational Testing Service - Viện khảo thí về giáo dục của Mỹ.

PTE

PTE là viết tắt của Pearson’s Test of English – một bài thi tiếng Anh trên máy tính được thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của những bạn có kế hoạch du học.

GMAT (The Graduate Management Admission Test)

Kỳ thi nhằm đánh giá trình độ và khả năng của sinh viên để nộp đơn vào chương trình học thạc sĩ, tiến sĩ quản trị kinh doanh. Cụ thể chứng chỉ GMAT đánh giá các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, toán định lượng, viết luận phân tích mà bạn có được trong quá trình học tập và làm việc.

GRE (The Graduate Record Examination)

Bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học (Master hoặc PhD) ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ.

Associate Degree 

Bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ 2 năm, thường được cấp ở các trường cao đẳng cộng đồng, các khóa học được thiết lập để giúp sinh viên hoàn tất những kiến thức đại cương, thiên về nghiên cứu lí thuyết trong 2 năm đầu của hệ 4 năm. Sau khi có bằng Associate Degree, sinh viên có thể chuyển tiếp (transfer) lên năm 3 của một trường Đại học.

Phân loại:

  • Associate of Arts (A.A) liên quan đến các ngành khoa học xã hội và nhân văn, kinh doanh, kế toán…  (không liên quan đến hội họa)
  • Associate of Science (A.S) cấp cho sinh viên theo các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật như Toán, Lí, Hóa, Công nghệ thông tin…

Certificate

Giấy chứng nhận được dùng để chứng nhận một ai đã hoàn thành khóa học hay đã tham gia một khóa huấn luyện nào đó. Những chương trình học cấp chứng chỉ thường kéo dài chỉ trong vài tháng. 

Bachelor Degree

Bằng tốt nghiệp cử nhân, là học vị giành cho sinh viên đã hoàn tất chương trình học và các kỳ thi ở bậc Đại học.

B.A (Bachelor of Art): Cử nhân nghệ thuật dành cho những sinh viên tốt nghiệp từ một chương trình Đại học kéo dài 4 năm, thuộc các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.

B.S (Bachelor of Science): Cử nhân khoa học là một bằng Đại học dành cho những ai đã tốt nghiệp các khóa học

MA (Master’s degree) Bằng Thạc sĩ.

MBA (Master of Business Administration)

Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Chương trình dành cho giám đốc điều hành, quản lí ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, Tài chính, Quản lí nhân sự, Kế toán…

MCAT (Medical College Admission Test)

Bài kiểm tra đầu vào giành cho những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học muốn nộp đơn vào trường Y. Các trường Y tại Mỹ đều đặt yêu cầu đầu vào rất cao nên ngoài MCAT với điểm số tốt, sinh viên còn cần phải hoàn thành 3 năm pre-med khi muốn nộp đơn vào trường.

PCAT (Pharmacy College Admission Test)

Bài kiểm tra đầu vào cho sinh viên muốn nộp đơn vào trường Dược

PhD (Doctor of Philosophy)

Tiến sĩ, thuộc trình độ sau Đại học. Mặc dù có tên gọi là Tiến sĩ triết học (philosophy), danh hiệu/bằng cấp này không giới hạn chỉ trong lĩnh vực Triết học.

Coed (Co-education)

Thường được miêu tả cho những trường không phân biệt giới tính, cho phép cả nam lẫn nữ theo học.

Co-op (Co-operation)

Khóa hợp tác thực tập của sinh viên các trường Đại học với các công ty liên kết (Thường sinh viên tham gia sẽ được trả lương)

Community College

Cao đẳng cộng đồng là các trường trường công hoặc được tiểu bang hỗ trợ, cung cấp chương trình học hệ hai năm để tạo nền tảng cho sinh viên chuyển lên học từ giữa chương trình bốn năm..Có hơn 1.200 trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ. Sinh viên quốc tế phải nộp toàn bộ học phí tại cao đẳng cộng đồng, tuy nhiên mức học phí ở đây thường ít hơn đáng kể ($5,000-$12,000) so với ở một trường đại học bốn năm trong cùng một khu vực.

ESL (English as a Second Language) 

Các trường Đại học và Cao đẳng Mỹ thường cung cấp các khóa học Tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao dành cho du học sinh quốc tế có nhu cầu nâng cao trình độ Tiếng Anh để đủ tiêu chuẩn chuyển tiếp lên học tập trong môi trường Cao đẳng, Đại học.

EAP (English for Academic Purposes)

Được thiết kế để phát triển ngôn ngữ và kĩ năng học tập.

EFL (English as a Foreign Language)

Việc học tiếng Anh của những sinh viên không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh.

ELT (English Language Teaching/Training)

Dạy và đào tạo về tiếng Anh.

TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)

 Là chứng chỉ kỹ năng giảng dạy tiếng Anh chuyên nghiệp được triển khai ở trên 80 quốc gia giúp nâng cao phuong pháp giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại những nước dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ.

ESOL (English for Speakers of Other Languages)

Tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác (Tiếng Anh cho người không đến từ các quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ)

ESP (English for Specific Purposes)

Tiếng Anh cho một số mục đích cụ thể như các khóa học về tiếng Anh ngân hàng, tiếng Anh tin học hay tiếng Anh Y học.

Fellowship

Một số học bổng được trao cho những sinh viên có thành tích cao, thường được đề cử bởi khoa. Học bổng này thường bao gồm học phí và một khoản sinh hoạt phí riêng.

Fraternity/Sorority

Tên gọi để chỉ các hội nhóm sinh viên Đại học tập trung các thành viên trong cùng một nhà thuê với nhau (thường gần trường Đại học). Họ thường tổ chức nhiều hoạt động với nhau như hoạt động cộng đồng,tiệc tùng, học nhóm...

Research Assistantship

Trợ lý nghiên cứu: Những vị trí này thường rất phổ biến ở lĩnh vực Khoa học. Bên cạnh đó, những ngành thuộc Khoa học nhân văn cũng tuyển những vị trí trợ lí nghiên cứu tương tự. Những người làm trợ lí nghiên cứu sẽ được làm việc với học viên về các dự án nghiên cứu riêng và nhận trợ cấp tài chính từ đó. 

Teaching Assistantship (T.A)

Tương tự như Research Assistantship nhưng giới hạn việc giảng dạy ở bậc đại học. Tiền lương của trợ giảng thường bao gồm toàn bộ hay một phần học phí hoặc cũng có khi tính lương theo giờ. Trách nhiệm của người trợ giảng bao gồm việc dạy các khóa cử nhân, chấm điểm, soạn bài giảng, điều khiển các bài thảo luận và quản lí phòng học. Ngoài ra còn có việc ở văn phòng, việc đi coi thi… Tuy nhiên, nếu bạn có ý định theo nghiệp đi dạy hoặc học lên bậc Tiến sĩ thì đây là con đường tốt nhất để có thêm kinh nghiệm giờ lên lớp.

SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System)

Thông tin của sinh viên quốc tế sẽ được lưu giữ tại Hệ thống thông tin về sinh viên và khách hàng trao đổi. Đây là một hệ thống Internet lưu giữ thông tin chính xác, cập nhật về sinh viên quốc tế, du khách tham quan và những người liên quan. SEVIS cho phép các trường học và các nhà tài trợ chương trình chuyển tải thông tin, sự kiện đến Bộ Ngoại vụ, Bộ Nội vụ trong suốt quá trình học tập và thăm viếng ở Mỹ.

STEM (Science, Technology, Engineering, and Math sciences)

Khoa học, Công nghệ, Kỹ sư và Toán là những ngành học được ưu tiên tại Mỹ. Nhiều chương trình nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kể trên đã được đưa ra bởi chính phủ Mỹ.

Syllabus

Giáo trình, danh sách các chủ đề chính sẽ được giảng dạy trong một khóa học hay một môn học cụ thể. Syllabus thường sẽ được phát cho sinh viên vào ngày đầu tiên của khóa học.

Essay

Bài luận là một bài tóm lược ngắn có tính thực tế cao, nhằm diễn tả, sàng lọc, chứng minh hay phân tích một đề tài nào đó. Du học sinh thường phải viết bài luận vì đây là một trong những hình thức đánh giá kết quả học tập phổ biến ở nước ngoài.

FAFSA USA

Free Application for Federal Student Aid: một loại đơn từ bắt buộc dành cho mọi công dân Mỹ khi tham gia chương trình học trên phổ thông nhằm giúp chính phủ Mỹ khảo sát nhu cầu về hỗ trợ tài chính. Một số trường đại học cũng yêu cầu sinh viên quốc tế điền đơn này đặc biệt trong trường hợp sinh viên quốc tế xin hỗ trợ tài chính.

FAS

Chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ (Kammarkollegiet) dành cho sinh viên quốc tế theo học ít nhất 1 năm.

OPT 

Đào tạo thực tập tùy chọn (OPT) là một chương trình tạm thời cho phép sinh viên quốc tế có visa F-1 tại Hoa Kỳ có thể làm việc lên đến 12 tháng liên quan đến ngành học của mình. Visa sinh viên F-1 có đủ điều kiện cho OPT sau khi hoàn thành năm học đầu tiên của họ.

Foundation course

Chương trình dự bị Đại học kéo dài 1 năm, có thể là A-level hay BTEC Nationals hoặc bằng tiếng Anh để theo học tại các trường Đại học Vương quốc Anh. Những chương trình dự bị này thường đảm bảo bạn sẽ được nhận vào học Đại học.

Fulbright Programme USA

Chương trình học bổng trao đổi danh cho sinh viên quốc tế tại Mỹ. Danh sách các quốc gia có liên kết với chương trình đã lên đến con số 155. Có rất nhiều học bổng được trao, tương ứng với tỉ lệ rất cạnh tranh giữa các ứng viên.

Financial Aid

Từ này là khái niêm chung dùng để chỉ trợ cấp hoặc học bổng du học Mỹ cho sinh viên. Tuy nhiên, một số trường khi nói đến 'Financial Aid', họ có ý nói đến tiền trợ cấp của nhà nước Mỹ dành cho sinh viên là người Mỹ hoặc định cư tại Mỹ. Còn một số trường khác dùng từ này để gọi cả trợ cấp nhà nước lẫn học bổng. Để chắc chắn hơn, các bạn nên dùng scholarship khi hỏi về học bổng và need-based aid khi hỏi về tiền trợ cấp.

Merit Aid

Còn gọi là scholarship. Đây hỗ trợ tài chính được cấp bởi một tổ chức hoặc nhà trường dựa trên thành tích và tài năng của sinh viên.


 

Noah Nguyen

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC MỸ

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 0901734288 (Zalo, Viber)

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388 (Zalo, Viber)

Email: contact@duhocnamphong.vn