Tổng quan Du học Mỹ | Học Trung học Mỹ | Học Đại học tại Mỹ | Học Thạc sỹ tại Mỹ
Chi phí du học Mỹ
Chi phí du học Mỹ
Cập nhật 15/11/2019
Mỹ - quốc gia phát triển bậc nhất thế giới về kinh tế, văn hóa đa dạng và nền giáo dục cực kỳ nổi bật - là miền đất hứa đối với nhiều du học sinh quốc tế.
Nhà nước Mỹ không quy định tiêu chuẩn chung về học phí, do vậy học phí hoàn toàn do trường quyết định.
Các trường Đại học ở Mỹ có thể được chia thành hai loại: Trường công/nhà nước và các trường tư nhân. Học phí ở trường tư cao hơn trường công. Và các trường nổi tiếng thì học phí cũng cao hơn.
Học phí áp dụng với sinh viên quốc tế khác với sinh viên là công dân Mỹ, học phí các sinh viên quốc tế phải trả cao hơn nhiều so với sinh viên bản địa. Số chênh lệch có thể lên tới hàng chục ngàn đô. May mắn là ở Mỹ có vô cùng nhiều học bổng, và học bổng dành cho sinh viên quốc tế cũng cao hơn.
Tuy nhiên, chất lượng đi kèm với chi phí khi mà, Mỹ là một trong những quốc gia có mức học phí tương đối đắt đỏ trên thế giới. Các phần chi phí khi du học tại Mỹ gồm 3 phần chính: Chi phí học tập (Học phí và phụ phí), Chi phí ăn ở, Chi phí khác. Tùy vào quy mô, cơ sở vật chất, ngành mà bạn theo học mà mức học phí và phụ phí khác nhau; tùy vào vị trí của trường tại các thành phố thì các mức sinh hoạt phí cũng khác nhau.
1. Học phí
Trung học:
- Giao lưu văn hóa: 9.900 USD/ khóa
- Học phí thấp nhất là 19.950 USD/năm. Chi phí này đã bao gồm chi phí ăn ở.
Đại học:
Thông thường để học đại học bạn có thể phải trải qua 1 hoặc nhiều hơn những chương trình dưới đây. Trong bảng là khoảng học phí tương ứng
Chương trình | Học phí | |
English | 7,000-9,000 | |
Foundation | 28,000-51,000 | |
International Year One | 20,000-46,000 | |
Cao đẳng cộng đồng | 5,000- 12,000 | |
17,000-50,000 | ||
Đại học | ||
Thạc sĩ | 50,000-70,000 |
Bảng: Học phí tham khảo khóa và loại trường
Chi phí học tập tại Mỹ khác nhau khá nhiều giữa các tiểu bang, loại trường học và các khóa học. Thông thường học phí từ $5.000 và có thể lên đến $60,000/năm. Mỹ không quy định tiêu chuẩn chung về học phí, do vậy học phí hoàn toàn do trường quyết định.
Các trường Đại học ở Mỹ có thể chia thành: trường công và trường tư. Trường công lập ở Mỹ tất nhiên có học phí phải chăng hơn so với trường tư. Học phí tại trường tư đắt hơn, cơ sở vật chất cũng đầu tư hơn.
Nhìn chung, các trường đại học càng nổi tiếng thì sẽ có học phí càng đắt. Nếu bạn chọn học Cao đẳng Cộng đồng trong 2 năm thì mức học phí phải bỏ ra chắc chắn sẽ ít hơn khi theo học chương trình Cử nhân 4 năm. Học phí đối với các khóa học về MBA, Y dược, Luật thường cao hơn khá nhiều so với các ngành kỹ thuật.
Đối với các khóa International Year One, sau khi hoàn thành sinh viên có thể chuyển tiếp lên năm nhất hoặc năm 2 Đại học nên học phí của các khóa này không ít hơn việc bạn nhập học trực tiếp vào trường quá nhiều. Tương tự với các khóa Foundation.
Mức học phí tại trường Cao đẳng Cộng đồng và Đại học Mỹ chênh lệch rất lớn. Vì vậy nên nếu không quá dư dả về mặt tài chính mà vẫn muốn theo đuổi con đường học tập tại nền giáo dục hàng đầu này bạn hoàn toàn có thể lựa chọn học Cao đẳng Cộng đồng.
Học tại những trường Cao đẳng này sau khi hoàn thành hoàn toàn có thể học thêm 2 năm để lấy bằng Đại học chính quy. Như vậy, vừa năm trong tay tấm bằng có giá trị vừa có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí cho 2 năm đầu so với việc học thẳng Đại học từ năm thứ nhất.
Dù học phí rẻ hơn Đại học, nhưng các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng giáo dục vì chương trình Cao đẳng Cộng đồng đã được đưa vào khung chuẩn giáo dục Mỹ và được bộ Giáo dục Hoa Kỳ bảo trợ.
Một sỗ cho phí khác liên quan đến học tập:
Chi phí sách vở và dụng cụ (vở, máy tính,...): 500-1,300 USD/ năm
Đồng phục: 500 USD
2.Chi phí ăn ở:
Hiện nay, có 3 hình thức thuê nhà dành cho du học sinh các bậc học tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn và thành phố mà bạn đang sống, chi phí chênh lệch khá nhiều, dao động từ 6,000 - 18,000 USD:
- Ở cùng với người bản xứ:
Nếu như bạn có nhà người thân để đến ở thì quá tuyệt vời. Nếu không bạn vẫn có thể sống trong không gian gia đình khi xa nhà với hình thức homestay. Đây là loại hình nhà ở rẻ nhất ở Mỹ với chi phí khoảng 6,000 - 10,000 USD. Loại hình này cho du học sinh trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt tại một gia đình Mỹ, tương đối tiện nghi. Tất nhiên, bạn càng chọn homestay ở ngoại ô thì càng rẻ, và ngược lại, trung tâm thành phố chi phí đắt đỏ hơn.
- Thuê ngoài:
Nếu bạn muốn có không gian riêng tư và có đủ kinh phí thì có thể lựa chọn hình thức này. Bạn có thể ở ghép với 1-2 người bạn và nấu ăn. Với loại hình này, bước đầu tiên là phải tìm kiếm nơi có thể thuê, tuy nhiên khi đã tìm được thì khá ổn định. Chi phí nhà ở: khoảng 700-1,000 USD/tháng cho căn hộ 2 phòng ngủ.
- Ký túc xá:
Trái ngược với Việt Nam, ở Mỹ, hình thức này là loại hình kém nhất. Bạn phải trả từ 10,000 - 18,000 USD/năm, số tiền này đã bao gồm kế hoạch bữa ăn. Tuy đắt nhưng nếu lựa chọn ở ký túc xá thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại thay vì tiết kiệm được tiền nhà. Vì ký túc xá thường nằm trong khuôn viên trường hoặc cách khuôn viên học tập không xa. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tận dụng tốt hơn cơ sở vật chất và tài nguyên trong khuôn viên trường như: khu thể chất, thư viện,...Ngoài ra, ưu điểm của ký túc xá luôn là, bạn có thể giao lưu với nhiều sinh viên khác, cùng khóa hoặc các sinh viên lớn hơn, vừa có thể giúp đỡ nhau trong học tập, cũng có thể là những mối quan hệ tốt cho công việc sau này.
Phần lớn các trường đưa ra kế hoạch bữa ăn cho sinh viên nhằm cho phép bữa tối được phục vụ tại trường. Các kế hoạch này được đưa ra với nhiều cấp độ khác nhau thích hợp với khả năng tài chính cá nhân của sinh viên.
Bạn cũng có thể tự nấu ăn. Thực phẩm khá phong phú và có thể dễ dàng mua tại các hệ thống siêu thị lớn của Mỹ.
Chi phí cho việc ăn khoảng $200 – $400/ tháng.
3. Các chi phí sinh hoạt khác:
Đi lại:
- Bạn có thể thuê phương tiện cá nhân để di chuyển tại Mỹ, nhưng như vậy bạn sẽ phải trang trải thêm tiền gửi xe, xăng và bảo trì mỗi tháng.
- Ở Mỹ các phương tiện công cộng rất thuận lợi cho việc đi lại mà tiền vé cũng khá rẻ.
- Vé tàu, xe bus: 2.5 USD
- Vé tháng xe bus: 60 USD
- Vé tháng tàu điện ngầm(không giới hạn lượt đi): 56 USD
- Bạn phải mua vé tháng cho tàu điện ngầm hoặc bus trọn gói unlimited kết hợp với ưu đãi sinh viên. Nếu không đi từng chặng $2.5 lần sẽ rất tốn kém.
Điện thoại:
- 20-50 USD/ tháng (do có internet nên mọi người thương liên lạc với nhau qua mạng xã hội)
Internet:
- 50 USD/ tháng
4.Các chi phí trong quá trình làm hồ sơ
- Phí apply: 50-75 USD (tùy vào trường apply)
- Phí Sevis I-901 cho sinh viên quốc tế: 350 USD (visa F1/M1), 200 USD (visa J1)
- Lệ phí Visa: 160 USD
- Phí I-20: 50-200 USD (tùy theo từng trường)
- Vé máy báy: 500-2,000 USD (Còn phụ thuộc vào thời điểm bạn nhập học và loại vé mà bạn đặt)
5.Các khoản chi phí khác
Các khoản này không nhiều như chi phí ăn ở nhưng cũng không thể thiếu:
- Tiền điện nước, gas: 60 – 100 USD/ tháng.
- Chi tiêu hàng tháng: 80-200 USD/ tháng, cho các nhu cầu chăm sóc cá nhân, giặt ủi, giải trí, thuốc men,...Tất nhiên khoản chi phí này thay đổi tùy theo nhu cầu sinh hoạt và khả năng tài chính của mỗi người.
- Bảo hiểm y tế: 1,000 - 2,500 USD/ năm
- Chi phí du lịch: bạn có thể tìm hiểu các chương trình du lịch, phượt chi phí rẻ vào các kỳ nghỉ để tăng trải nghiệm và vốn sống của bản thân.
6.Làm thế nào để có thể giảm chi phí:
Có nhiều biện pháp để giúp các bạn sinh viên quốc tế tiết kiệm được chi phí. Bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Chọn trường:
Ngay từ đầu, các bạn du học sinh nên chọn trường phù hợp với khả năng tài chính của gia đình hoặc chọn học tại các thành phố nhỏ và vừa, vùng ngoại ô thay vì trung tâm thành phố.
- Chi phí học tập:
Để tiết kiệm chi phí mua giáo trình bạn có thể đến thư viện trường mượn hoặc tìm mua sách cũ từ các trang web hoặc từ sinh viên khóa trước, cần lưu ý mua ấn bản phù hợp với chương trình học của mình.
- Vé máy bay:
Khi chuẩn bị sang Mỹ nhập học, bạn có thể săn tìm những vé máy bay giá rẻ cho lịch trình di chuyển của mình.
- Sử dụng phương tiện công cộng:
Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng phương tiện công cộng thay vì các phương tiên cá nhân sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí không cần thiết.
- Tận dụng các hỗ trợ về tài chính:
Hầu hết các trường ở Mỹ đều cấp học bổng và trợ cấp cho sinh viên quốc tế, mặc dù rất cạnh tranh nhưng nếu cố gắng đủ điều kiện bạn vẫn có cơ hội nhận được các suất học bổng có giá trị. Các suất học bổng được trao cho nhiều lĩnh vực: sinh viên có điểm xét tuyển đầu vào tốt; sinh viên có kết quả học tập xuất sắc; học bổng ngiện cứu; học bổng thể thao; học bổng ngoại khóa,...
- Tìm việc làm thêm:
Những du học sinh Mỹ có visa F1 hoặc M1 được phép làm việc trong khuôn viên trường. Những công việc phổ biến là: làm việc trong thư viện trường, quầy bán hàng, căng tin trường,...
Sau 1 năm học tập, bạn có thể nộp đơn lên USCIS xin giấy phép làm việc chop phép bạn làm việc ngoài khuôn viên trường. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin hoặc đến trung tâm hỗ trợ sinh viên để được hướng dẫn.
Dù làm việc trong hay ngoài khuôn viên trường thì thời gian làm việc của sinh viên đều là có thể làm 20h/tuần và toàn thời gian vào ngày nghỉ. Việc làm thêm không chỉ đem lại thu nhập mà còn giúp bạn có thêm vốn sống thực tế và khả năng giao tiếp tiếng Anh.
7.Học bổng Financial Aid
Trung học:
- Có học bổng từ 5,000 USD, học bổng toàn phần.
- Học phí còn lại sau học bổng: 14,900 USD ~ 342,700,000 VND/năm
Đại học:
Học bổng rất nhiều ở nhiều mức, tuy nhiên những học bổng toàn phần hoặc có giá trị lớn có số lượng hạn chế và rất cạnh tranh, khó có thể đạt được vì thường được đánh giá dựa trên kết quả học tập hoặc giải thưởng liên quan đến thành tích thi cử, tài năng hoặc giải thưởng ngoại khóa.
Thông thường, loại học bổng sinh viên Việt Nam hướng đến là học bổng xét dựa trên điểm GPA và IELTS đầu vào hoặc dựa vào điểm SAT/ACT, học bổng tại một số trường lên đến 35,000 USD.
Học phí còn lại sau học bổng: 15,000 USD ~ 345,000,000 VND/năm
NAM PHONG EDUCATION
Văn phòng HN:
Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội
Hotline 0901734288 (Zalo, Viber)
Văn phòng HCM:
253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM
Hotline 093 205 3388 (Zalo, Viber)
Email: contact@duhocnamphong.vn