Sống và làm việc tại Hà Lan | Tổng quan du học Hà Lan
Du Học và Việc Làm Thêm ở Hà Lan
Du Học và Việc Làm Thêm ở Hà Lan
Du học Hà Lan những năm gần đây đang trở nên phổ biến dần với thế hệ trẻ ngày nay. Bởi lẽ, Hà Lan không chỉ nổi tiếng là đất nước yên bình, nổi tiếng với những cảnh đẹp nên thơ, an sinh xã hội tốt mà đi kèm với những ưu điểm trên còn là một loạt những điểm cộng khác như:
- Qũy học bổng lớn
- Chính sách hỗ trợ sinh viên du học
- Chi phí học tập và sinh hoạt phí hợp lý
- Kiểm soát dịch bệnh tốt
- Khí hậu biển dễ chịu
- Làm thêm ở Hà Lan
Du Học và Làm Thêm ở Hà Lan
Bên cạnh chương trình và lộ trình học tập, mối quan tâm của phần lớn sinh viên Việt Nam khi đi du học đó là chính sách làm thêm. Việc đi làm thêm dường như là một phần tất yếu của đa số du học sinh, đây là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên hơn là bất lợi trong cuộc sống. Mục đích của việc đi làm thêm không chỉ đơn thuần vì tài chính, mà qua hoạt động này du học sinh còn có thể trau dồi thêm nhiều kĩ năng mềm cần thiết, làm quen với nhịp sống với người bản địa, tạo dựng mối quan hệ, thậm chí là net-working. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân bằng được công việc với học tập để không làm ảnh hưởng tới mục đích chính khi đi du học….
Vậy, sinh viên cần chuẩn bị những gì trước khi đi làm thêm tại Hà Lan:
- Work-permit (Giấy phép làm việc):
Đối với giấy phép làm việc, bạn sẽ không phải làm thủ tục đi xin giấy này mà người chủ thuê bạn sẽ phải làm công việc đó. Để xin được giấy này bạn cần nộp:
- Passport/Residence permit
- Term of employment
- Mức lương offer cơ bản
Lưu ý:
- Việc làm đơn xin work permit không mất phí và khi làm xong người chủ phải đưa cho người lao động một bản copy của giấy phép này.
- Giấy phép sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm, hết hạn sinh viên sẽ phải chủ động yêu cầu cấp giấy phép mới.
- Đơn xin work permit phải được gửi trước ít nhất 5 tuần so với ngày bắt đầu làm việc của bạn.
Du học và làm thêm ở Hà Lan
2. Bảo hiểm sức khỏe (Public health insurance):
Để mua bảo hiểm sức khỏe tại Hà Lan bạn sẽ cần số an sinh xã hội (BSN), đây là số được gắn với mỗi công dân dùng để liên lạc hoặc sử dụng các dịch vụ công cộng. Số này sẽ được nhà trường chủ động làm cho bạn vào tuần đầu (tuần định hướng) khi bạn nhập học.
Những trang web dùng để tìm việc làm thêm ở Hà Lan:
- jobs.expatica.com
- iamexpat.nl
- undutchables.nl
- togetherabroad.nl
Số giờ làm quy định:
16h/tuần (part-time) trong khoảng thời gian đi học
Từ tháng 6-8 sinh viên có thể đi làm 40h/tuần
Lương cơ bản:
Du Học Nam Phong khuyến khích các bạn sinh viên tìm các chỗ làm uy tín và có hợp đồng lao động rõ ràng, ở những chỗ làm như vậy bạn có thể nhận được €12 - €15/h, còn ở những nơi làm việc trả lương qua tiềm mặt và không cần work permit thì lương chỉ dao động từ €5 - €10/h.
Làm thêm khi không biết tiếng Hà Lan:
Thực chất, đa số việc làm thêm ở Hà Lan đa số đều yêu cầu biết tiếng Dutch, vậy nên đối với những sinh viên không biết tiếng thì các bạn thường sẽ phải đi làm tại các nhà hàng /cửa hàng ăn uống châu Á, cửa hàng nail,….
Lợi ích của những công việc này là sinh viên không cần học thêm tiếng, có thể làm nhiều hơn số giờ quy định
Các công việc này có thể tìm được qua giới thiệu của bạn bè, người quen, gọi điện trực tiếp, qua website, fanpage của nơi làm việc, nhóm FB, công ty môi giới việc làm,….
Nhược điểm của những công việc này là lương thấp hơn mức lương quy định, vì là những công việc làm chui nên sẽ không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội. Sinh viên sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn trong công việc, có thể bị quỵt lương, tệ hơn nếu bị phát hiện bạn có thể sẽ bị phạt hoặc trục xuất.