Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du học

DU HỌC CANADA

Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du học

29/06/2023 3487 Lượt xem

Bài viết này thuộc Series: Du học quốc gia nào phù hợp với bạn?

  • Việt Nam nằm trong 10 thị trường hàng đầu thế giới về số lượng học sinh
  • Nhiều vấn đề về chất lượng của hệ thống giáo dục trong nước chưa được giải quyết, sự gia tăng thu nhập của người dân và việc tăng học phí của các trường quốc tế đang thúc đẩy các gia đình Việt Nam gửi con ra nước ngoài
  • Nhu cầu học tập hệ K-12 ngày càng lớn
  • Việc liên kết giữa các trường ở Việt Nam và các đối tác nước ngoài ngày càng mở rộng và sự  phát triển của hình thức giáo dục trực tuyến.

Theo Monitor,  Động lực cho con cái đi du học của các gia đình Việt Nam vẫn rất lớn trong năm 2023. Các bậc cha mẹ Việt Nam luôn quan tâm tới các quốc gia nói tiếng Anh vì sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp cho con cái họ sau khi tốt nghiệp.  Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ảnh hưởng của các nước phương Tây ngày càng giảm và xu nền kinh tế ngày càng có xu hướng chuyển dịch sang phương Đông, sinh viên Việt Nam đang tìm kiếm những quốc gia mới để du học. 
Ví dụ, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện có số lượng sinh viên Việt Nam nhiều nhất. Theo trung tâm  Capstone Education tại Việt Nam, Hàn Quốc xếp đầu (tuyển sinh 66.000 sinh viên Việt Nam vào năm 2022) và Nhật Bản đứng thứ hai với hơn 49.000 vào năm 2021. Ngược lại, theo Viện Phát triển (KEDI), chỉ có 37.490 sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc vào năm 2022 ; do đó, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu, theo sau là Hàn Quốc.

 

Dưới đây là top những quốc gia có số lượng du học sinh Việt Nam theo học nhiều nhất:

  • Hoa Kỳ: 29.742 (2022 theo SEVIS )
  • Úc: 21.315 (theo số liệu mới nhất của chính phủ Úc được thống kê tháng 6 năm 2023)
  • Đài Loan: 20.000 (theo số liệu của chính phủ Đài Loan năm 2022 )
  • Canada: 16.140 ( 2022 )
  • New Zealand: 13.475 (2022 theo Education New Zealand )
  • Trung Quốc: 12.000 (2020 và 2021 theo chính phủ Trung Quốc )
  • Singapore, Đức, Anh, Pháp, Phần Lan, Ireland và Hà Lan cũng là nơi tiếp nhận một số lượng đáng kể sinh viên Việt Nam.

Xếp hạng số lượng sinh viên Việt Nam tại một số các quốc gia:

  • Úc: #5
  • Canada: #8
  • Nhật Bản: #2
  • New Zealand: #4
  • Hàn Quốc: #2
  • Hoa Kỳ ( #6 tổng thể , #5 cho K-12, #2 cho các trường cao đẳng cộng đồng)
  • Đài Loan ( #1 )

Theo thống kê mới nhất của UNESCO, Việt Nam có 132.560 học sinh đăng ký đi du học năm 2020, các chương trình học cũng đa dạng, bao gồm K-12, non- degree và các chương trình học ngoại ngữ. (ESL)
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết có khoảng 190.000 sinh viên Việt Nam đi du học trong năm học 2019-2020.
Nhìn vào số lượng tuyển sinh, sự nổi bật của sinh viên Việt Nam ở các quốc gia họ du học, hàng trăm nghìn người Việt Nam hiện đang học tập ở nước ngoài – có thể thấy rõ lý do tại sao Việt Nam đang là điểm nóng cho các nhà tuyển dụng trên khắp thế giới.
Hãy xem xét các chỉ số nhân khẩu học sau:

  • Hơn một phần tư (28%) dân số Việt Nam ở độ tuổi từ 16 đến 30 dẫn tới hệ quả hệ thống giáo dục đại học đang quá tải về năng lực.
  • Hơn 20 triệu người Việt Nam ở độ tuổi 5–19 .
  • Theo INTO : “Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á… và tỷ lệ học sinh học đại học đã tăng từ 10% năm 2001 lên 29% vào năm 2019.”


Các yếu tố thúc đẩy việc đi du học là gì?


Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình trên khắp Việt Nam. Năm 2018, HSBC xác định chi tiêu cho giáo dục chiếm 47% tổng chi tiêu hộ gia đình. Theo báo Vietnam News: “Các gia đình Việt Nam đã duy trì một truyền thống lâu đời là tiết kiệm trong mọi thứ trừ giáo dục.”
Tuy nhiên, các gia đình Việt Nam từ lâu đã than phiền về hệ thống giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng gia đình càng nghèo thì họ càng quyết tâm cho con cái ra nước ngoài.
Tình trạng thiếu giáo viên là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều thành phố và vùng nông thôn. Khả năng tiếp cận sự giáo dục chất lượng cao bị hạn chế . Biểu đồ dưới đây của UNICEF cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thay đổi tùy theo vùng miền và mức thu nhập của gia đình. 

Trung bình khoảng 59% học sinh Việt Nam tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng tỷ lệ này dao động mạnh giữa 92% đối với các hộ giàu nhất và 31% đối với các hộ nghèo nhất. Hơn một nửa số trẻ em Việt Nam ở nông thôn không hoàn thành bậc trung học phổ thông. Nguồn: UNICEF (2021)

 

Các gia đình đều định hướng đưa con cái họ thoát khỏi cảnh nghèo đói và triển vọng việc làm hạn chế ở Việt Nam. Đồng thời, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với việc nhiều gia đình có thể cho con cái ra nước ngoài sinh sống. Ngân hàng Thế giới cho rằng:
“Những cải cách kinh tế kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới vào năm 1986, cùng với các xu hướng toàn cầu có lợi, đã giúp đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ.”
Ngân hàng Thế giới ghi nhận những thành tựu sau:

  • Từ năm 2002 đến 2021, GDP bình quân đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD.
  • Tỷ lệ nghèo đói (3,65 USD/ngày) giảm từ 14% năm 2010 xuống 3,8% năm 2020.
  • Thời gian đi học (đã điều chỉnh) trung bình của Việt Nam là 10,2 năm, chỉ đứng sau Singapore trong các nước ASEAN.

Vào năm 2023, cả những hộ gia đình khá giả hay những hộ nghèo ở Việt Nam đều khó chịu về việc tăng học phí – những chi phí khiến du học trở thành một lựa chọn thậm chí còn hấp dẫn hơn. Chính phủ công bố dự định tăng học phí vào năm 2022/23 “để đáp ứng nguyện vọng nâng cao chất lượng dạy và học,” nhưng cũng lưu ý rằng ảnh hưởng của COVID đến tài sản của các gia đình đã khiến “nhiều địa phương phải giữ nguyên hoặc thậm chí miễn học phí cấp giáo dục phổ thông cho năm học 2022–2023.”


Nhu cầu giáo dục hệ K-12 ở nước ngoài đang tăng lên


Có lẽ yếu tố thúc đẩy lớn nhất đối với các gia đình giàu có, có con ở độ tuổi trung học là học phí của các trường quốc tế ở Việt Nam: Lên tới 34.700 đô la Mỹ một năm. Một vài trích dẫn từ các bậc cha mẹ được phỏng vấn cho một bài báo năm 2022 trên trang báo VNExpress minh họa mức độ thất vọng sâu sắc của các gia đình về vấn đề này:

  • “Ngay cả Harvard nổi tiếng cũng chỉ đòi 54.000 USD/năm. Bất cứ ai gửi con mình đến những ngôi trường (quốc tế) như vậy phải là một kẻ ngốc. Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng không bao giờ mua được trí thông minh.”
  • “Lãng phí tiền bạc, thậm chí còn tệ hơn nếu tự bỏ tiền túi ra trả. Những người nói về kinh nghiệm gửi con vào trường quốc tế chủ yếu được các công ty trả tiền để đánh giá tốt về họ, đó hoàn toàn là một sự lừa dối. Nhiều giáo viên tại các trường này thậm chí không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy và tiếp tục chuyển sang quốc gia khác sau một vài năm. Nếu bạn có tiền để chi tiêu, tốt hơn hết hãy gửi con bạn đến những trường thực sự hàng đầu ở nước ngoài. Chỉ là một mánh lới quảng cáo tiếp thị thu hút nhiều bậc cha mẹ giàu có muốn khoe khoang hoặc vì con cái họ không đủ sức cạnh tranh trong các trường học địa phương. Những trường quốc tế này thực sự không giúp con bạn thông minh hơn.”

Học phí trường quốc tế cao ở Việt Nam cũng tạo cơ hội tuyển sinh lớn cho các trường ở nước ngoài. Một cuộc khảo sát của IDP được thực hiện vào năm 2022 cho thấy rằng trong khi các chương trình đại học vẫn là lựa chọn phổ biến nhất của học sinh Việt Nam, thì khối trung học đang có sự phát triển nhanh nhất.


Hàng ngàn người Việt Nam đăng kí cho con cái học ở nước ngoài


Một cuộc khảo sát năm 2023 của Acumen (thuộc Tập đoàn Sannam S4), với 1.000 người tham gia bao gồm các bậc cha mẹ có thu nhập cao có con từ 8-22 tuổi, cho thấy 85% phụ huynh sẵn sàng cho con cái họ đăng ký các chương trình TNE (tỷ lệ này tăng ở các thành phố lớn so với đến các vùng). Gần một nửa (48%) cho biết họ muốn con mình đăng ký vào các chương trình ở nước ngoài hoặc TNE hơn so với 34% thích các lựa chọn trong nước.
Một nửa số phụ huynh sẽ trả tới 8.400 đô la Mỹ mỗi năm cho chương trình TNE tại Việt Nam.

“Có hơn 400 chương trình liên kết giữa các tổ chức Việt Nam và quốc tế, và 5 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm RMIT và Đại học Anh Quốc Việt Nam) đã được phê duyệt. Ít nhất 15.000 sinh viên hiện đang theo học các chương trình của Úc tại Việt Nam, trong đó Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và New Zealand cũng cung cấp nhiều chương trình.”

Tiềm năng thị trường E-learning còn rất lớn


Việt Nam nằm trong top 10 thị trường có tốc độ phát triển giáo dục điện tử nhanh nhất (20% từ năm 2019–2023) và thị trường này được định giá 3 tỷ USD vào năm 2021, tăng từ 2 tỷ USD vào năm 2019. InCorp Vietnam báo cáo rằng “Việt Nam là quốc gia có 200 công ty khởi nghiệp EdTech và cũng là một trong năm quốc gia hàng đầu nhận đầu tư nước ngoài vào công nghệ giáo dục.”
Theo ông Nguyễn Thành Nam , người sáng lập Đại học Trực tuyến FPT (FUNiX), “Việt Nam và một số quốc gia khác như Ấn Độ, Philippines và Mexico, đang đối mặt với áp lực dân số lớn, đã phải lựa chọn học trực tuyến để theo kịp trình độ học vấn  ở các nước phát triển."

 

Nhu cầu học tiếng Anh tăng cao hơn bao giờ hết


Việt Nam được xếp hạng 60 trên 111 quốc gia về trình độ tiếng Anh, theo EF Education First. Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 và quy định rằng “tất cả các trường trung học, cao đẳng và đại học ở Việt Nam phải có ít nhất một câu lạc bộ ngoại ngữ và hội nhập toàn cầu vào năm 2030.”
Nhưng các gia đình Việt Nam không chờ đợi hệ thống giáo dục của họ bắt kịp nhu cầu sử dụng tiếng Anh của các nhà tuyển dụng, và các chương trình ESL ở nước ngoài vẫn phổ biến hơn bao giờ hết.


Gen Z Việt quyết định du học như thế nào?


Theo một nghiên cứu của INTO được thực hiện vào năm 2022 với 1.000 sinh viên Gen Z và 500 phụ huynh tại Việt Nam, ưu tiên hàng đầu của sinh viên khi cân nhắc học đại học ở nước ngoài là cải thiện các kỹ năng tiếng Anh và nâng cao triển vọng nghề nghiệp: 

  • Cứ 5 sinh viên thì có 4 người cho biết cha mẹ là những người có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định du học của họ.
  • Chi phí và sự an toàn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ.
  • Nội dung trực tuyến là nguồn thông tin quan trọng nhất, tiếp theo là các cuộc thảo luận với đại diện trường đại học và cố vấn trường học.
  • Hơn 9 trên 10 người tham gia cũng nhấn mạnh rằng các agent/ đại diện của trường phải tương tác trực tiếp với họ bên cạnh việc tương tác trực tuyến thông qua internet.
  • Các quốc gia nói tiếng Anh là điểm đến chính được Gen Z Việt Nam cân nhắc… nhưng hơn một nửa đang coi bằng cấp nước ngoài từ một trường đại học châu Á là một trong 3 lựa chọn hàng đầu.
  • Các ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn điểm đến là (1) Có được trải nghiệm với lĩnh vực bản thân muốn theo đuổi, (2) Chất lượng giáo dục cao, (3) Cơ hội làm việc cho sinh viên quốc tế sau bằng cấp sau khi tốt nghiệp, (4)  Khả năng vừa học vừa làm.

Các gia đình Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm và chất lượng giáo dục tốt hơn khi chọn nơi học tập trên thế giới. Nguồn: INTO 

Nghiên cứu của IDP cũng chỉ ra rằng vào năm 2023, Canada được cho là quốc gia mang lại nhiều giá trị nhất trong tất cả các điểm đến về chính sách thị thực làm việc sau khi học và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

Kevin Truong

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

 

NAM PHONG EDUCATION

Văn phòng HN: 

Tầng 7 tòa nhà HCMCC 2B Văn Cao - Liễu Giai, Hà Nội

Hotline 090 17 34 288

Văn phòng HCM:

253 Điện Biên Phủ, P7, Q3, HCM

Hotline 093 205 3388

Email: contact@duhocnamphong.vn